101 KINH NGHIỆM THÀNH ĐẠT TRONG CUỘC SỐNG - Trang 141

L

73. PHƯƠNG PHÁP LỰA CHỌN NHÂN VIÊN CHỦ

CHỐT

âm Bình muốn mở một công ty tư nhân, cô tự biết mình thế mỏng lực mỏng, bèn mời bạn

học hồi đại học là Cao Minh làm Tổng giám đốc. Cao Minh tính tình sôi nổi, giao thiệp rộng,

hơn nữa có tài biết mình, biết người. Sau khi anh ta tham gia, liền tìm một loạt bạn bè đến

công ty làm lãnh đạo các bộ phận. Vì vậy, công ty mới thành lập nhưng đã có nhiều người

tài, toát lên một bầu không khí làm việc sôi nổi, chưa đầy vài năm đã phát triển thành một công

ty loại vừa rất có quy mô.

Nhân viên chủ chốt mà công ty cần thuê dùng là những người có kinh nghiệm thành công và

phù hợp với quan niệm giá trị hiện đại của công ty. Kinh nghiệm có thể làm tăng thêm độ sâu

kiến thức, mà một tiêu chí thành đạt tốt nhất trong tương lai của một người là sự thể hiện của

anh ta trong các hoạt động giống hoặc tương quan trước đây. Tiêu chuẩn lựa chọn nhân viên

chủ chốt cần phải được đưa vào trong kế hoạch kinh doanh, tức là đưa vào trong kế hoạch tổng

thể xây dựng doanh nghiệp. Kế hoạch kinh doanh cần phản ánh được mục tiêu vận hành, và ý

đồ của những người tham gia chủ yếu. Hứng thú và năng lực của những nhân viên chủ chốt

mới vào công ty cần phải hài hòa với ba yếu tố này.

Dưới đây là những phương pháp tuyển chọn nhân viên chủ chốt cụ thể:

Nhìn bản chất qua hiện tượng

Các nhà doanh nghiệp có xu hướng nhìn mặt tốt của người khác, vì như vậy có thể tạo bầu

không khí làm việc hòa hợp. Thế nhưng, những người bị bạn phỏng vấn đa số đều có mồm

miệng không tồi. Bạn cần phải xé bỏ lớp ngụy trang ra, nhìn thẳng vào bên trong: Trong mấy

năm trước, con người này rốt cuộc đã làm những gì? Có những thành tích gì?

Tận dụng sơ yếu lý lịch hoặc đơn xin việc mà người xin việc đưa ra để tham khảo và đưa ra

câu hỏi, nhằm tìm hiểu sâu hơn về những việc trước đây anh ta từng làm, ghi chép cẩn thận,

làm rõ những điểm mâu thuẫn, xác nhận thành tựu của anh ta. Sau khi qua phỏng vấn rồi, bạn

cần hiểu thấu đáo những “ghi chép về quá khứ” của anh ta và suy nghĩ của bản thân anh ta.

Điều tra quá trình trải nghiệm của đối phương

Gọi điện thoại cho lãnh đạo của đơn vị cũ của người xin việc, hỏi thăm quá trình công tác

trước đây của anh ta, sau đó căn cứ vào những tài liệu bạn biết để sửa lại những ghi chép của

bạn trước đây. Bạn đặc biệt cần chú ý tới thái độ và nhân phẩm của người xin việc. Tuy bạn

không cần phải tìm kiếm một người phải hoàn toàn phục tùng công ty của bạn nhưng trong

một công ty quy mô nhỏ, sự hòa hợp giữa một số con người cá biệt lại vô cùng quan trọng.

Ngoài ra, bạn hiểu về một người càng rõ thì càng có thể khiến cho anh ta làm việc tốt hơn cho

công ty của bạn.

Trắc nghiệm tình huống

Khi tiến hành phỏng vấn người xin việc, có thể đưa ra những câu hỏi đại loại như “Khi..., thì

theo anh nên làm thế nào?”

“Trắc nghiệm tình huống” có thể giúp bạn phân biệt được những người nào có chân tài

thực học, những người nào chỉ là biết lơ mơ, tự cho mình có thể đảm đương được công việc đó.

Tốt nhất hãy bố trí nhiều lần phỏng vấn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.