L
Cho dù bạn có thông minh tài cán đến đâu, bạn vẫn có những lúc nhìn nhầm người. Lúc này
bạn nên để người khác giúp mình thẩm tra những nhân viên chủ chốt mà bạn đang xem xét
nhận vào. Ngoài ra, một số đồng nghiệp nào đó có thể giỏi quan sát tìm ra những nhược điểm
tiềm ẩn ở người xin việc hơn bạn, từ đó giúp bạn “hoàn thành nghiệp lớn”. Tốt nhất, hãy bố trí
nhiều lần phỏng vấn, tranh thủ sự trợ giúp từ cấp dưới, cố vấn của mình, những người lập
nghiệp khác và bạn bè đáng tin cậy.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Sau khi trải qua một thời gian hoạt động, một công ty sẽ có một số chuẩn mực hành vi có
thể thấy được và tiềm ẩn ăn sâu vào trong lòng nhân viên. Bất kể những chuẩn mực đó tốt hay
xấu, hành vi trong môi trường làm việc sẽ dần dần kết tinh thành một số quy phạm được mọi
người phổ biến chấp nhận, những nhân viên mới vào rất dễ phạm phải những quy phạm này.
Mỗi một công ty đều có một kiểu văn hóa, thế nhưng không phải mỗi một ban lãnh đạo của
công ty đều có thể xây dựng được thứ văn hóa doanh nghiệp mà họ muốn.
Trong từng trường hợp nói chung, một thứ văn hóa nào đó một khi đã bén rễ trong công ty
rồi, thì sẽ rất khó thay đổi. Vì vậy, cách thông minh và lý tưởng nhất chính là khi công ty vừa
mới thành lập nên định ra những chuẩn mực cần thiết một cách có ý thức. Sau đó bắt đầu,
thông qua cán bộ quản lý, lãnh đạo các cấp, các hoạt động và chế độ khen thưởng, dần dần hình
thành nên một thứ văn hóa cần thiết.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một kinh nghiệm có tính thù lao, thậm chí là một thứ
kinh nghiệm đầy hấp dẫn, có thể đem lại cho bạn cảm giác thỏa mãn rất lớn. Thế nhưng nếu
muốn xây dựng và duy trì một thứ văn hóa doanh nghiệp thì cần phải có sự nỗ lực có ý thức.
74. KHÍCH LỆ NHÂN VIÊN NHƯ THẾ NÀO ĐỂ HIỆU
QUẢ CÔNG VIỆC TĂNG CAO?
ý Lượng là một ông chủ rất có ý thức tự răn mình. Khi mới lập nghiệp, anh ta cảm thấy áp
lực rất lớn, ngày nào cũng làm việc thâu đêm suốt sáng. Tất nhiên, anh ta mong nhân viên
của mình cũng chịu khó chịu khổ như mình. Không ngờ chẳng được bao lâu thì nhân viên
dưới quyền dồn dập xin thôi việc, vì họ cho rằng Lý Lượng quá hà khắc tàn nhẫn, còn tư bản
hơn cả nhà tư bản, chỉ quan tâm đến việc kiếm tiền cho mình, chứ không hề quan tâm đến công
nhân viên sống hay chết ra sao. Lý Lượng hết sức khổ tâm, nhưng lại bó tay không biết làm thế
nào.
Quản lý doanh nghiệp hiện đại đã chuyển từ quản lý lấy vật chất làm trung tâm sang quản lý
lấy con người làm trung tâm, làm nổi bật vai trò và sức mạnh của con người trong sự sống còn
và phát triển của doanh nghiệp. Sau khi con người trở thành trung tâm quản lý rồi, khích lệ
cũng tự nhiên trở thành một nội dung trung tâm của công tác quản lý. Muốn làm cho nhân viên
vui vẻ cống hiến, cần phải thực hiện những biện pháp khen thưởng khích lệ hữu hiệu.
Khen thưởng vật chất
Theo lý luận từng nấc nhu cầu của Maslo, con người cần có đủ nền tảng vật chất để thỏa
mãn mọi nhu cầu cơ bản nhất của mình. Vì vậy, khen thưởng vật chất thường là một trong
những hình thức khen thưởng mà các nhà quản lý thường dùng nhất.
Thế nhưng, khen thưởng vật chất cũng không thể cứng nhắc không thay đổi, cần tùy tình
hình khác nhau để áp dụng những biện pháp khen thưởng khác nhau. Nói chung có hai loại
hình thức khen thưởng dưới đây: