hai, chúng tôi không thể bỏ qua bằng chứng là chị cũng có trách nhiệm
trong hành vi không thể chấp nhận này. Theo đó, chị cũng sẽ nhận được
một văn bản cảnh cáo vì những hành vi thiếu phù hợp nơi công sở.
Vì bạn đã đưa ra một văn bản cảnh cáo đối với Charlotte, hãy chắc chắn
rằng bạn cũng sẽ đưa ra một văn bản cảnh cáo tương tự dành cho Chuck.
Bạn sẽ không muốn có một bản ghi chép thể hiện rằng bạn chỉ kỷ luật cấp
dưới đã đưa ra lời phàn nàn đầu tiên bởi vì chúng có thể gây ra sự trả đũa.
Văn bản cảnh cáo này chỉ ra rằng nếu anh còn tham gia những trò đùa bỡn
như thế này thêm một lần nữa, dù là với nhân viên, cấp trên, hoặc bất cứ ai
làm việc, trao đổi cùng, bao gồm khách hàng và đối tác hay nhà cung cấp,
anh cũng sẽ bị sa thải ngay lập tức.
Trong trường hợp này, nếu nhân viên chỉ ra rằng Charlotte đóng vai trò chủ
yếu trong vấn đề trên, bạn cũng hoàn toàn có thể kỷ luật cô ta như đã kỷ
luật Chuck. Nó cũng sẽ bảo vệ công ty bạn nếu cô ấy đưa ra những cáo
buộc tương tự trong tương lai. Hãy nhớ rằng, nếu không có một “quả cầu
thủy tinh”, bạn sẽ không thể biết được rằng ai đang nói toàn bộ sự thật.
Trên thực tế, bản thân “sự thật” cũng tương đối và thường được nhìn nhận
dưới con mắt của những người chứng kiến. Vì vậy, đơn giản hãy để cho kết
quả điều tra của bạn dẫn đường mà không có những đánh giá chủ quan của
cá nhân. Chuck đã hành xử thiếu phù hợp, và đã nhận được văn bản kỷ luật
chính thức, Charlotte rõ ràng cũng hành xử không hợp lý, và cô ấy cũng ở
trong tình huống tương tự như Chuck.
Liệu Charlotte có thể cáo buộc rằng chuyện này đã được giải quyết thiếu
công bằng và theo kiểu “ăn miếng trả miếng” vì cô ấy đã đưa ra những lời
phàn nàn? Tất nhiên Charlotte có thể làm như vậy, nhưng bạn, với tư cách
là bên thứ ba điều tra vấn đề này, hãy dựa trên các ý kiến của nhân viên,
nhân chứng và theo sát những chỉ dẫn đó một cách hợp lý. Cũng rất tốt nếu
bạn ghi chép lại sự việc bởi nó sẽ cung cấp cho công ty bạn sự bảo vệ đáng
kể nếu Charlotte đưa ra những cáo buộc trả đũa trong tương lai.