Tình huống 54: Chuyện phiếm, tán gẫu, và hớt lẻo
Tán gẫu thường tạo ra những tin đồn vô căn cứ; những kẻ buôn chuyện duy
trì điều đó, thiếu căn cứ xác đáng hoặc có khả năng phá hoại thanh danh
hoặc làm tổn thương tinh thần của người khác. Và những kẻ hớt lẻo cũng
chỉ là những kẻ hớt lẻo mà thôi, và hầu hết chúng ta đều nhận thức được
rằng trò tán gẫu là hoàn toàn sai lầm.
Nhưng những hành vi này diễn ra khắp nơi quanh chúng ta với nhiều mức
độ, nhưng gần như chẳng có điều gì ở nơi làm việc có thể phá hoại đạo đức
và lòng tin đối với nhân viên hơn “tin vịt” vẫn chưa được chấn chỉnh.
Những người tung tin đồn vô căn cứ và những người tán gẫu về các vấn đề,
phong cách làm việc và những chuyện riêng tư của đồng nghiệp hay của
cấp trên càng tăng thêm kịch tính của vấn đề. Họ hành động như một con
sâu trong quả táo, chậm rãi đục khoét thiện chí và sự tôn trọng, những yếu
tố tạo nên niềm tin và tình đoàn kết bền chặt.
Giải pháp
Việc hỏi Pete, nạn nhân của một tin đồn rằng anh ấy nghi ngờ ai đã đồn
đoán xung quanh cuộc sống riêng tư của mình không thể là giải pháp cho
vấn đề. Nếu ai đó không tự thừa nhận tin đồn này, bạn gần như không thể
đổ lỗi cho họ. Tuy nhiên, điều quan trọng là cách chúng ta giải quyết vấn đề
này cùng nhân viên của mình:
Mọi người, tôi đã đề nghị Pete tham gia buổi họp này vì có một tin đồn
đang lan rộng liên quan tới cuộc sống riêng của anh ấy. Tôi không biết ai đã
tạo ra tin đồn này, và nếu bất cứ ai trong số bạn muốn nói chuyện riêng với
tôi sau cuộc họp này, liên quan tới việc phát sinh hay truyền bá tin đồn trên,
tôi rất sẵn lòng lắng nghe những giãi bày đó.
Còn bây giờ, tôi muốn tất cả các bạn biết vấn đề đó đã gây ra sự tổn thương
như thế nào. Chúng ta là một nhóm, và bất cứ ai làm nảy sinh các vấn đề