101 TÌNH HUỐNG NHÂN SỰ NAN GIẢI - Trang 182

Đó là một cách hay để đạt được mục đích của bạn mà không khiến nhân
viên xấu hổ hay đặt nghi vấn về năng lực trí tuệ của họ. Nhưng bạn sẽ làm
gì nếu thói quen nghe hạn chế nảy sinh từ việc ngắt lời người khác và
không cho họ bày tỏ hết suy nghĩ của mình? Trong những trường hợp như
vậy, lời giáo huấn của bạn có thể là:

Joe, tôi lo ngại về một phần quan trọng trong kỹ năng giao tiếp của anh –
đó chính là khả năng chủ động lắng nghe. Anh có xu hướng ngắt lời người
khác trước khi họ bày tỏ hết suy nghĩ của mình. Như vậy, có vẻ anh không
chủ động lắng nghe hoặc cho phép mình được hưởng lợi từ việc chỉ phải bổ
sung thêm thông tin hoàn chỉnh trước khi chia sẻ quan điểm của mình.

Người ta nói rằng, bạn có thể rõ hơn về khả năng hay năng lực của một
người thông qua câu hỏi anh ta đặt ra chứ không phải qua lời phát biểu của
anh ta. Và tôi tin đó là đúng. Những câu hỏi sắc sảo sẽ cho thấy trí thông
minh, sự thận trọng, sáng suốt và khách quan. Tuy nhiên, khi ai đó nhảy
vào kết luận quá sớm hoặc hoàn thành các ý kiến của người khác giúp họ,
điều đó cho thấy cá nhân này thiếu trưởng thành trong nghề nghiệp. Về bản
chất, cá nhân đó không chứng minh được khả năng tự kiềm chế và tự giác
cần thiết để đảm bảo một sân chơi cởi mở và bình đẳng mà ở đó suy nghĩ
của người khác có giá trị. Những trường hợp nhất định đó cũng có thể được
xem là sự tự phụ hoặc hạ thấp bản thân.

Anh cũng thấy được đó là vấn đề chứ? [Vâng, đúng là đôi khi tôi như vậy,
nhưng tôi không nghĩ đó là một vấn đề đáng chú ý.] Được rồi, vậy giờ
chúng ta hãy nói về giải pháp để cải thiện vấn đề.

Hãy nói cho tôi biết điều đầu tiên xuất hiện trong đầu anh khi nói đến việc
cải thiện vấn đề này? [Tôi có thể đợi hai giây trước khi phản ứng lại lời
bình luận của người khác.] Tốt! Đó cũng chính là những điều tôi đang suy
nghĩ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.