Tốt, tôi chỉ muốn chị cân nhắc một vấn đề: Liệu thôi việc lúc này có giúp
chị ra đi trong danh dự hay không? Hay liệu việc tìm kiếm các cơ hội khác
bên ngoài công ty trong khi chị vẫn đang làm việc có ý nghĩa gì vào thời
điểm này trong sự nghiệp của chị hay không?
Trước khi chị trả lời, tôi cũng sẽ đưa thêm một ý kiến nữa để chị suy nghĩ,
Michelle ạ. Chúng tôi có thể xem xét gộp lại tất cả những thứ mà chúng tôi
gọi là một “gói thỏa thuận tạm thôi việc” cho chị. Một “gói thỏa thuận tạm
thôi việc” khác với “gói chấm dứt quan hệ lao động” − gói có hiệu lực chỉ
khi một vị trí bị loại bỏ. Chúng tôi sẽ không loại bỏ vị trí của chị và sẽ lên
kế hoạch bù lấp vị trí đó sau khi chị ra đi, tuy nhiên đôi khi các nhân viên
cảm thấy thoải mái hơn với một động cơ nào đó theo cùng sự nghiệp của
họ, và nếu đó là những gì mà chị muốn chúng tôi xem xét, thì điều đó chắc
chắn sẽ là một lựa chọn. [Thôi được, vậy gói thỏa thuận tạm thôi việc này
là như thế nào?]
Trước khi chúng tôi lên kế hoạch cho cuộc gặp này, Paul của phòng Nhân
sự và tôi đã bàn bạc với bộ phận Tài chính, và đã làm mẫu thỏa thuận đó
dưới dạng chấm dứt quan hệ lao động, mặc dù vậy chúng tôi không gọi đó
là sự chấm dứt. Trong trường hợp chấm dứt quan hệ lao động, một nhân
viên có đủ tư cách để nhận hai tuần tiền lương cho mỗi năm làm việc. Do
đã làm việc được hai năm, chị sẽ được hưởng bốn tuần lương khi chấm dứt
hợp đồng lao động.
Tuy nhiên, vì đây là gói thỏa thuận tạm thời thôi việc chứ không phải là
chấm dứt quan hệ lao động, chúng tôi không phải thực thi nghiêm ngặt theo
đúng mẫu đó. Do đó, thay vì một tháng, chúng tôi sẽ trả chị một gói ba
tháng. Chúng tôi sẽ tiếp tục trả lương cho chị khi chị vẫn làm việc ở đây
(đó gọi là “duy trì thu nhập”), và chúng tôi sẽ chi trả các chi phí trong
Chương trình Bảo hiểm y tế khi bị mất việc để các khoản phúc lợi của chị
sẽ không phải chịu tổn thất trong thời gian ba tháng. Thực chất, chị kiếm