và thấy có đơn vị đảo chính đang xông vào liền lẻn qua một cổng riêng
chạy qua sân bay quân sự. Y gặp Nguyễn Cao Kỳ ở đây. Hai người chui
hàng rào chạy thoát thân tới sân bay Biên Hòa. Nguyễn Cao Kỳ là Tư lệnh
không quân của chính quyền Sài Gòn, cho một máy bay nhỏ đưa Nguyễn
Khánh chạy ra Vũng Tàu. Nguyễn Cao Kỳ cũng lên một máy bay khác trốn
khỏi sân bay Biên Hòa. Y cho máy bay lượn trên vùng trời sân bay Tân
Sơn Nhất dùng loa gọi xuống lệnh cho quân đảo chính rời khỏi Tân Sơn
Nhất, nếu không y sẽ cho thả bom sân bay Tân Sơn Nhất. Lúc này ở sân
bay Tân Sơn Nhất đang có một số đơn vị Mỹ đóng trong một khu doanh
trại. Đại sứ Mỹ nghe được tuyên bố của Nguyễn Cao Kỳ liền phái tướng
Rowland chạy tới Dinh Độc Lập gặp Phạm Ngọc Thảo đang họp báo ở đó.
Phạm Ngọc Thảo đồng ý lên trực thăng riêng của Đại sứ Mỹ cùng Tướng
Lâm Văn Phát lên Biên Hòa gặp Nguyễn Cao Kỳ. Hai bên thương lượng.
Nguyễn Cao Kỳ chấp thuận loại Nguyễn Khánh ra khỏi Hội đồng quân
nhân mà hiện nay y làm chủ tịch đổi lấy việc quân đảo chính rút khỏi sân
bay Tân Sơn Nhất. Như vậy là cuộc đảo chính không đạt được mục tiêu.
Vào 20 giờ cùng ngày các tướng lĩnh đảo chính họp và đồng ý giải tán để
chờ cơ hội khác sẽ lại cùng nhau hợp tác.
Làm lại từ đầu, lần này Phạm Ngọc Thảo thận trọng hơn trong việc lựa
chọn đơn vị tham gia. Đối với những người chỉ huy, anh sinh hoạt kỹ càng
hơn về kế hoạch hành quân cũng như những biện pháp phải đối phó. Anh
xuất bản một tờ báo lấy tên là Việt Tiến tuyên truyền về tinh thần yêu nước
của nhân dân Việt Nam quyết đánh đuổi bọn xâm lược và tay sai, tinh thần
dũng cảm của người lính khi lâm trận, phân tích những thiếu sót về cuộc
đảo chính vừa qua và những biện pháp cần khắc phục. Báo Việt Tiến phát
hành tới từng tiểu đội sẽ tham gia đảo chính lần thứ hai và được đông đảo
nhân dân ủng hộ..
Lúc này Nguyễn Khánh đã bị phế truất, Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn
Cao Kỳ cầm đầu chính phủ mới mà họ gọi là "ủy ban hành pháp trung
ương". Cả Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ đều sợ Phạm Ngọc Thảo.