theo để phụ trách nhiệm vụ tùy viên quân sự và báo chí. Nguyễn Khánh
chấp thuận.
Làm Tùy viên quân sự và báo chí bên cạnh Trần Thiện Khiêm, chỉ một
thời gian ngắn Phạm Ngọc Thảo đã nắm được kế hoạch của Lầu năm góc
đang chuẩn bị đưa quân viễn chinh Mỹ vào miền Nam Việt Nam. Nhiều
khu căn cứ bí mật đã được thành lập để huấn luyện cho quân đội Mỹ quen
thuộc với địa hình đầm lầy và rừng rậm Việt Nam. Đế quốc Mỹ đang chờ
thời cơ để có thể ký được với chính phủ bù nhìn nào đó ở Việt Nam một
hiệp định cho Mỹ có quyền đưa quân đội viễn chinh vào chiếm đóng ở
miền Nam Việt Nam.
Nguyễn Khánh muốn cắt bớt vây cánh của Trần Thiện Khiêm đề phòng
nguy hiểm về sau, liền lệnh cho Bộ Ngoại giao Sài Gòn triệu hồi Phạm
Ngọc Thảo về nước và phải trình diện trước ngày 18-2-1965. Biết rõ âm
mưu của Nguyễn Khánh, Phạm Ngọc Thảo đã bàn với Trần Thiện Khiêm
về việc cần làm cuộc đảo chính Nguyễn Khánh ngay. Lần này sẽ do chính
Phạm Ngọc Thảo đứng ra chỉ huy. Cuộc đảo chính được hoạch định với
những mục tiêu quan trọng như các cơ quan chính quyền, đài phát thanh,
dinh thự của Nguyễn Khánh... phải giải quyết xong vào lúc 13 giờ ngày 19-
2-1965.
Đúng như kế hoạch, Phạm Ngọc Thảo đã chiếm được trụ sở làm việc
của Nguyễn Khánh, cho xe tăng trở mũi về Đài Phát thanh thì bất ngờ một
số nhà báo trông thấy Phạm Ngọc Thảo ngồi trên nóc một chiếc xe tăng
chạy ngang qua công trường Mê Linh. Họ xúm tới phỏng vấn. Là phát
ngôn viên Chính phủ, Phạm Ngọc Thảo quen biết rất nhiều nhà báo nên
không nỡ từ chối một ai, đành phải trả lời và để họ quay phim, chụp ảnh.
Anh tới Đài Phát thanh trễ mất nửa giờ. Nhiệm vụ bắt Nguyễn Khánh được
trao cho Trung tá Lê Hoàng Thao, nhưng không may đơn vị bị lạc đường,
phải có người đi tìm dẫn đường tới nơi. Cũng trễ nửa giờ. Nguyễn Khánh
đã ăn trưa xong và về nghỉ tại biệt thự riêng cũng trong Bộ Tổng tham mưu