làm gián điệp cho Liên Xô. Trong lời cuối cùng, bị can chỉ xin một điều:
khoan hồng cho vợ ông vì bà chỉ là người thực hiện mù quáng ý chí của
ông và chỉ làm nhiệm vụ thư ký và đưa thư mà thôi. Theo pháp luật của
Nam Phi thì tội phản quốc bị xử rất nặng, thậm chí tử hình. Ngày 31-12-
1983 toà tuyên án...
... Mọi việc bắt đầu năm 1962, khi Gerhardt còn công tác ở London, tại
đó ông đã đến Đại sứ quán Liên Xô và yêu cầu được gặp tuỳ viên quân sự.
Từ đó ông được đưa vào danh sách điệp viên với biệt danh “Felics”. Có
một điều đơn giản là cuộc sống phẳng lặng không thoả mãn được tính lãng
mạn của ông, lòng mong mỏi muốn bộc lộ mình và lòng căm thù chế độ
apacthai đã đưa ông tới chỗ hợp tác với tình báo Xô Viết.
Vào ngày Noel đẹp trời năm 1968 tại thị trấn Thụy Sĩ Kloster ông làm
quen với Ruth Johr - cô con gái 27 tuổi của một công nhân hãng dược liệu,
người trình diễn các mốt mũ và là thư ký của một luật sư nổi tiếng Thụy Sĩ.
Trong khi đi nghỉ những người trẻ tuổi thường làm quen với nhau rất
nhanh. Dieter Gerhardt, sĩ quan hải quân của Nam Phi, lúc này là điệp viên
Xô Viết, đã say mê nàng ngay từ ánh mắt đầu tiên và yêu cho đến cuối đời.
Tháng 9-1969 ở Keiptaun họ cưới nhau (bà là vợ thứ hai của ông). Vì
Dieter Gerhardt là sĩ quan, nên theo luật pháp Nam Phi, người vợ không thể
là người nước ngoài. Ruth là người Thụy Sĩ, bà đã nhập quốc tịch Nam Phi.
Là một phụ nữ vui vẻ, phóng khoáng, xinh đẹp, chẳng bao lâu sau Ruth
đã nổi trội trong giới các phu nhân sĩ quan. Thậm chí họ còn bầu chọn bà là
đại diện cho câu lạc bộ của họ. Bà biết các thứ tiếng Đức, Pháp, Anh và
Italia, Ruth lại học thêm được tiếng Afrikanas và bà đã tổ chức các lớp dạy
ngoại ngữ cho các bà vợ sĩ quan. Ngôi nhà của Dieter Gerhardt lúc nào
cũng đầy khách, ở đây họ thấy mình được hoàn toàn tự do và cởi mở, dân
thuỷ thủ uống rượu và nói mọi chuyện. Mặc dù những điều bí mật cứ tự
nhiên rót vào tai Ruth, nhưng Dieter không sử dụng bà ngay lập tức: phải
tới một năm rưỡi hoặc hai năm sau ông mới lôi kéo bà vào cuộc. Ông vẫn