Bạch Công trừng mắt nói:
- E rằng cái gì. Bản quan có quyền đánh tới chết nếu không chịu
khai thật, nếu thổ thần nát vụn thì đó cũng là lẽ thường tình mà thôi.
Cứ đánh thật mạnh cho ta.
Nghe vậy tên sai nha không dám cãi, đưa roi lên vụt luôn mấy
cái. Hắn đang định lấy sức đánh tiếp thì chợt có một cơn gió thổi đến
rất mạnh, đến giữa sân thì xoáy lốc dữ dội, sau đó theo hướng bắc mà
đi mất. Bạch Công liền hỏi:
- Ở đây thường thấy những cơn gió như thế này bao giờ chưa?
Một sai nha nhà ở trong thôn đáp:
- Đó là “gió chính nam” (Chính nam phong) rất thường thổi vào
chính ngọ nhưng từ trước tới giờ chưa bao giờ thấy ngọn gió lạ như
vậy.
Bạch Công nghe xong “hừm” một tiếng, truyền đưa tượng thổ
thần về miếu, đồng thời viết giấy sai hai sai nha lanh lẹ nhất phải đi
bắt bằng được “Chính Nam Phong”, đó chính là đầu mối duy nhất mà
ông mất công sức tra khảo thổ thần mới có được.
Hai tên hết sức lo lắng, quỳ xuống thưa:
- Chính Nam Phong là tên của gió, vô hình vô ảnh, làm sao chúng
thuộc hạ bắt được? Nếu là tên người thì đại nhân có thể nói rõ hiện
đang lẩn quẩn ở vùng nào hay không? Huyện Cao Bình này rộng lớn,
chúng thuộc hạ dù có truy nã đến mấy tháng chắc cũng chưa hết nổi.
Bạch Công đập bàn mắng:
- Các ngươi thật là rắc rối, bản quan đã lệnh đi tìm bắt Chính
Nam Phong thì cứ đi, sao phải hỏi lôi thôi.
Nói xong Bạch Công liền lên kiệu về huyện, không giải thích gì
cả. Hai tên sai nha thấy vậy bàn nhau:
- Chắc là Bạch Công tra hỏi thổ thần không xong, phải giả vờ
như đã biết thủ phạm, sai chúng ta đóng kịch đi bắt, dễ dàng thoát ra
khỏi sự việc. Thật ra chúng ta chẳng cần phải vất vả làm gì, cứ ngồi