quyết rằng mình đang giữ một tờ giấy do thần nhân ở miếu Đông
Nhạc, trong đó có ghi hai câu đối mà quan huyện vừa yết thị. Bùi
Khổng mục cũng lấy làm kinh dị, hỏi chắc:
- Hiện giờ ngươi còn giữ tờ giấy ấy hay không?
Vương Hưng gật đầu đáp:
- Sau khi đem về, vợ chồng chúng tôi không dám tiết lộ, để kín ở
dưới rương, chắc chắc không đi đâu được.
Bùi Khổng mục nghe vậy mới bằng lòng, dặn Vương Hưng:
- Bây giờ tôi phải vào huyện đường bẩm báo trước với quan, còn
ngươi thì cứ về nhà lấy tờ giấy ấy, bao giờ quan hỏi đến thì trưng ra
làm bằng chứng.
Vương Hưng nghe theo, vội vã trở về nhà tìm tờ giấy. Trong khi
ấy Bùi Khổng mục vào huyện, chờ khi Bao Chửng đã xét hết việc, mọi
thuộc hạ đều về nhà, kể cả viên Áp ty Tiểu Tôn, mới quỳ xuống thưa
rằng:
- Bẩm tri huyện! Thuộc hạ thật không dám làm phiền đại nhân
bởi vì chuyện sắp nói ra rất kỳ quái và hoang đường. Thế nhưng người
quen là Vương Hưng cứ nhất định sẽ giải được câu đối ấy nên phải
thưa trước với đại nhân, nếu đại nhân chấp thuận thì mới dám cho hắn
bái kiến khai rõ mọi việc.
Bao Chửng đang nôn nóng về ý nghĩa hai câu ấy, liền hỏi:
- Vương Hưng là ai, có tài cán gì mà có thể giải được hai câu đối
nát óc ấy?
Bùi Khổng mục thưa thật:
- Hắn chỉ là tên bợm rượu, ngoài việc moi tiền bạc của vợ ra đánh
bài và uống rượu thì chẳng có tài cán gì. Thế nhưng việc này liên quan
đến vợ của hắn là Nghinh Nhi, trước kia là hầu gái của Áp ty Đại Tôn.
Chính Nghinh Nhi khi đến miếu Đông Nhạc đã được thần nhân đưa
cho tờ giấy, ngoài hai câu đối ấy ra còn mấy dòng chữ nữa cũng rất bí