hiểm. Lần này thấy đại nhân là người trung thực sáng suốt mới quyết
định nhờ thuộc hạ thưa trình lên vụ việc.
Bao Chửng rất mừng, lập tức sai người giải Vương Hưng về nha
huyện thẩm vấn. Chuyện này vẫn chưa đến hồi kết thúc bởi vẫn còn
nhiều điều kỳ bí xảy ra. Đó là khi Vương Hưng về nhà bàn với vợ
xong, liền mở rương quần áo, lấy mảnh giấy có viết câu đối ấy ra thì
hỡi ôi, chẳng hiểu tại sao chỉ còn là giấy trắng, bao nhiêu chữ biến đâu
mất hết. Vì vậy Vương Hưng không đúng lời hẹn với Bùi Khổng mục,
sợ bị bắt tội vu cáo bừa bãi, đành nằm co ở nhà mà run sợ. Hắn cũng
không phải sợ hãi lâu bởi ngay khi đó đã có công sai của huyện đến gõ
cửa, không cho hắn giải thích câu nào, lập tức bắt dẫn đến công
đường.
Lúc đó chỉ còn lại Bao Chửng và Bùi Khổng mục nên ông không
sợ người khác nhòm ngó, hỏi ngay:
- Ngươi là Vương Hưng phải không? Ngươi nói với Bùi Khổng
mục là có tờ giấy do thần nhân ở miếu Đông Nhạc ban cho. Nay tờ
giấy ấy đâu, mau đưa cho bản quan xem thử.
Vương Hưng xanh mét mặt mũi, khấu đầu lạy như tế sao rồi mới
dám thưa:
- Quả là vợ tiểu dân năm vừa rồi có đến đốt hương ở miếu Đông
Nhạc, khi vừa tới cửa thì chợt có một thần nhân hiện hình giống hệt
Tôn Áp ty ngày trước đưa cho mảnh giấy, trên đó viết mấy câu mà
trong số câu ấy lại là hai câu đối mà đại nhân vừa yết thị sáng nay.
Tiểu dân đã cất tờ giấy ấy rất kỹ tận dưới đáy rương quần áo, thế mà...
thế mà... hôm nay lấy ra định trình lên đại nhân thì nó đã thành giấy
trắng mất rồi.
Bao Chửng nghe vậy rất bực tức, đập tay xuống bàn đánh “chát”
một cái khiến Vương Hưng giật bắn cả người, vội vàng thưa luôn:
- Bẩm đại nhân, tiểu nhân không nói dối đâu, hiện tờ giấy ấy
đang mang theo đây. Nếu đại nhân là người sáng suốt tất sẽ biết nó
không phải ngụy tạo, đừng bắt tội tiểu dân.