12 PHƯƠNG PHÁP KHÍCH LỆ NHÂN VIÊN TIỀN KHÔNG LÀM ĐƯỢC - Trang 10

quả đánh giá có trung thực, chính xác, tiến hành đánh giá định kì và
công bố kết quả đánh giá, nhưng nếu không có biện pháp thưởng
phạt rõ ràng đối với nhân viên giỏi và nhân viên kém thì cũng không
đem lại tác dụng khích lệ thực sự. Nhân viên làm trong doanh nghiệp
này sẽ cảm thấy rằng dù mình “làm nhiều làm ít, làm tốt hay không
tốt đều giống nhau”, tức là cho dù mình có làm việc xuất sắc hơn yêu
cầu công việc và vị trí nghề nghiệp cũng không được ai công nhận. So
với những nhân viên làm việc có hiệu quả thấp, cho dù mình có tạo ra
nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cũng không được đãi ngộ tốt hơn,
còn những nhân viên làm việc kém vẫn được hưởng mức lương giống
mình. Nếu cảm giác này tiếp diễn trong thời gian dài, một nhân viên
vốn gắn bó với nghề cũng sẽ có tâm lí tiêu cực, chán nản. Như vậy có
nghĩa là thái độ gắn bó, tận tụy với nghề sẽ giảm đi rất nhiều.

3. Doanh nghiệp không coi trọng, không công nhận cống

hiến của nhân viên

Không ai muốn mình là người cống hiến mà chẳng ai biết đến và

không có bất cứ sự báo đáp nào. Bất cứ ai cũng muốn được người
khác coi trọng và công nhận. Bất cứ nhân viên nào cũng hi vọng được
công ty coi trọng, hi vọng thành quả lao động của mình được công ty
công nhận. Nếu doanh nghiệp và lãnh đạo coi trọng nhân viên làm
việc tích cực, có thành tích kinh doanh tốt, tạo không gian phát triển
cho nhân viên, tạo mọi điều kiện cần thiết cho nhân viên làm việc, tin
tưởng và cho họ được làm việc tự do thì sẽ kích thích được động lực
và sự nhiệt tình làm việc của nhân viên, đặt nền tảng vững chắc cho
sự tận tụy, gắn bó của nhân viên với công ty. Nếu biểu hiện tốt của
nhân viên được doanh nghiệp và lãnh đạo công nhận, các phương
pháp làm việc của họ được ban lãnh đạo ủng hộ, thì nhân viên sẽ cảm
thấy rằng mình đã được tôn trọng, họ sẽ phát huy hết tiềm năng của
mình trong công việc và khả năng làm việc ngày càng tốt hơn.

Nhưng tình hình thực tế lại là: Người quản lí thường nghĩ rằng

mình rất bận rộn, không có thời gian quan tâm nhiều đến nhân viên.
Họ cũng cho rằng chế độ làm việc hiện tại đã đủ để doanh nghiệp vận
hành phát triển bình thường nên không cần mất nhiều thời gian giao
lưu, bàn bạc với nhân viên. Do vậy, có rất nhiều người quản lí không
coi trọng nhân viên, họ coi nhân viên là “bộ máy” trong dây chuyền
sản xuất kinh doanh, nghĩ rằng không có họ còn có người khác, công
việc họ không làm thì đã có người khác thay thế. Cho dù nhân viên có
đạt được thành tích cũng cho rằng đó là nhiệm vụ của họ, không

9

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.