12 PHƯƠNG PHÁP KHÍCH LỆ NHÂN VIÊN TIỀN KHÔNG LÀM ĐƯỢC - Trang 9

tảng nhất, trực tiếp nhất quyết định sự gắn bó với nghề nghiệp của
nhân viên. Hay nói cách khác, mức lương phát cho nhân viên hàng
tháng của các doanh nghiệp khá thấp, hơn nữa mức lương ở mỗi
doanh nghiệp lại không giống nhau. Một mặt, lương thấp khó có thể
đáp ứng được chất lượng sống của nhân viên, những cống hiến của
nhân viên không được đền đáp bằng mức lương tương ứng, khiến
cho nhân viên không thể tập trung toàn bộ sức lực vào công việc. Mặt
khác, so với đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp có mức lương thấp
thường thiếu khả năng cạnh tranh, nhân viên của công ty dễ bị dao
động bởi mức lương hấp dẫn hơn ở công ty khác và sẽ chuyển việc.
Ngoài ra, chế độ lương của một vài doanh nghiệp không phân mức độ
rõ rệt. Nhân viên có cống hiến nhiều, tận tụy làm việc cũng hưởng
mức lương giống với nhân viên có cống hiến ít và không tận tụy làm
việc, khiến cho các nhân viên bất mãn, từ đó mất đi tính tích cực, tiến
thủ và khả năng gắn bó lâu dài với nghề.

2. Trình độ đánh giá thiếu tính khoa học, hợp lí

Đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chính là tổng kết

tình hình làm việc trong một thời gian của nhân viên, mục đích là để
đánh giá công việc của nhân viên có đạt yêu cầu của công ty hay
không, từ đó căn cứ vào tình hình thực tế, áp dụng biện pháp thưởng
phạt để khích lệ, đốc thúc nhân viên làm việc tích cực, nghiêm túc
hơn. Nhưng hệ thống đánh giá của một số doanh nghiệp trong nước
đã mất đi tính hiệu quả ban đầu. Nguyên nhân là vì chế độ đánh giá
kinh doanh không hợp lí và khoa học, phương pháp đánh giá không
công bằng; hoặc chỉ chú trọng đến hình thức, đánh giá đơn thuần khả
năng làm việc của nhân viên, không bình chọn ra nhân viên làm việc
xuất sắc và có chế độ khen thưởng chưa hợp lí.

Đánh giá trình độ làm việc của nhân viên là một trong những

công việc cần thiết của doanh nghiệp, cũng là yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến tinh thần tận tụy làm việc của nhân viên. Nếu không đánh
giá công khai, công bằng thì sẽ không những không đánh giá được
trình độ cao - thấp, tốt - xấu của nhân viên, mà còn ảnh hưởng trực
tiếp đến tinh thần làm việc của nhân viên. Người quản lí đánh giá
phiến diện, chủ quan sẽ khiến nhân viên bất bình, khiến họ không còn
tín nhiệm người quản lí và doanh nghiệp, tạo ra tâm lí tiêu cực, ảnh
hưởng trực tiếp đến sự tận tụy, gắn bó với nghề của nhân viên. Kết
quả đánh giá không công bằng, hợp lí sẽ tổn hại đến tính tích cực, chủ
động và cảm giác thành công của nhân viên. Cũng như vậy, cho dù kết

8

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.