Trọng điểm 1: Để ý ngày lễ tết và sinh nhật của nhân viên, có
nghĩa là vào những ngày lễ tết, hoặc ngày kỉ niệm quan trọng, nên
chúc mừng nhân viên. Ví dụ vào tết Trung Thu thì tặng bánh trung
thu cho nhân viên. Sinh nhật của nhân viên, người quản lí nên tham
gia. Đối với công ty nhỏ, ít nhân viên, người quản lí nên đích thân
tham gia; đối với công ty lớn, nhiều nhân viên, người quản lí có thể
tham gia chúc mừng một vài nhân viên tiêu biểu.
Trọng điểm 2: Quan tâm đến tình hình sức khỏe của nhân viên.
Hiện nay nhiều nhân viên có sức khỏe kém, thậm chí không kịp ăn
sáng khi đi làm, thế nên công ty cần thường xuyên tổ chức kiểm tra
sức khỏe định kì, giúp các nhân viên xây dựng kế hoạch rèn luyện sức
khỏe.
Trọng điểm 3: Khi cấp dưới bị ốm, người quản lí cần quan tâm
hỏi han để nhân viên cảm nhận được tình cảm chân thành của lãnh
đạo công ty.
Trọng điểm 4: Không coi nhẹ bữa ăn trưa của công nhân viên.
Nhiều nhân viên đi làm buổi sáng rất vội, có khi không ăn sáng, buổi
chiều có thể làm thêm nên ăn tối rất muộn, do đó chất lượng bữa ăn
trưa rất quan trọng. Cho dù công ty đặt cơm bên ngoài hoặc mời đầu
bếp về nấu cho nhân viên thì người quản lí cũng cần chú ý sắp xếp và
chú trọng chế độ dinh dưỡng cho nhân viên.
Trọng điểm 5: Bảo đảm an toàn lao động. Với một số công việc
độc hại hoặc nguy hiểm, khi tính an toàn và hiệu quả công việc mâu
thuẫn nhau, người quản lí cần biết sự an toàn quan trọng hơn hiệu
quả công việc.
Trọng điểm 6: Tạo điều kiện làm việc thoải mái. Cố gắng tạo điều
kiện làm việc thoải mái, thân thiện cho nhân viên.
Trọng điểm 7: Học cách quan tâm đến cuộc sống và gia đình của
cấp dưới. Không chỉ là sinh nhật của cấp dưới, mà cần thể hiện sự
quan tâm chân thành tới những người quan trọng nhất của nhân viên
như vợ, con, bố mẹ. Vào một số ngày kỉ niệm quan trọng của công ty,
nên mời thêm cả gia đình nhân viên tham gia. Có lúc, người quản lí
cần đến thăm gia đình công nhân viên, khen ngợi những biểu hiện
xuất sắc của họ.
110