Trọng điểm 8: Không kì thị, coi thường nhân viên. Nhân viên
thường là những người đến từ các miền quê khác nhau, có phong tục
tập quán khác nhau, người quản lí không được coi thường, kì thị
phong cách hoặc giọng nói của họ, cũng không nên chê bai học thức,
hình dáng của họ.
Trọng điểm 9: Tham gia việc chào đón hoặc chia tay để bày tỏ sự
quan tâm của người quản lí với cấp dưới. Chúng ta đều biết, một
nhân viên nào làm ở công ty nào đó, anh ta ấn tượng sâu đậm nhất
chính là ngày đầu tiên vào làm và ngày cuối cùng nghỉ việc. Ngày anh
ta đến làm việc cho công ty, nếu bạn chân thành chào đón, chuẩn bị
tốt mọi thứ cho anh ta, anh ta sẽ ghi nhớ cả đời. Khi nhân viên
chuyển đi nơi khác, bạn cũng nên tham gia tiệc chia tay.
9 trọng điểm trên giúp người quản lí quan tâm đến cuộc sống
hàng ngày của nhân viên, hơn nữa nhân viên cũng hiểu được cấp trên
không coi mình như một cái máy làm việc. Nhiều lúc, nhân viên làm
việc lười biếng, không thành thật là vì không có người quản lí biết
quan tâm đến họ.
III. KHÔNG COI NHẸ VIỆC “ĐẦU TƯ”
TÌNH CẢM
Bất cứ ai cũng cần sự tôn trọng và tín nhiệm. Bill Gates trong thời
gian đi học có thành tích học tập không tốt, nhưng mẹ ông luôn nói:
Con sẽ không thua kém người khác! Nhân vật Forrest Gump trong
phim Chàng Forrest Gump được sự khích lệ của Jenny đã vượt qua
mọi áp lực, nghiêm túc kiên trì và cuối cùng đạt được thành công. Có
câu nói “kẻ sĩ có thể bỏ mạng vì người tri kỉ”, tin tưởng vào bản thân
có thể giúp cho nhân viên có động lực lớn, giúp họ phát huy hết tiềm
năng của mình. Thưởng tiền chỉ có thể giảm bớt sự bất mãn của nhân
viên, còn tôn trọng và tín nhiệm mới là nguyên nhân khiến nhân viên
tận tụy, hết lòng với công việc.
Nhiều người quản lí có quan niệm truyền thống cho rằng, tình
cảm là gì, cảm xúc là gì, những thứ này chẳng nhìn thấy, chẳng sờ
được, không đáng để họ mất thời gian và công sức. Một số người
quản lí lại cho rằng, đầu tư tình cảm là việc đầu tư khá ảo tưởng,
111