cùng, họ cống hiến hết sức mình cho công ty, không chỉ toàn tâm toàn
ý làm việc, mà còn muốn thật sự cố gắng thúc đẩy công ty phát triển,
thành công.
Đồng thời, trong quá trình làm việc nếu gặp khó khăn, thách
thức, nhân viên yêu nghề sẽ không nản lòng. Cho dù doanh nghiệp
của họ có đứng trước khó khăn, rơi vào bế tắc, nhân viên yêu nghề
cũng sẽ kiên định, tin tưởng “đồng cam cộng khổ” cùng doanh
nghiệp. Còn những nhân viên không yêu nghề, yêu việc sẽ chọn cách
bỏ đi khi công ty gặp khó khăn.
Bốn đặc điểm trên đã miêu tả toàn diện tinh thần yêu nghề của
nhân viên. Người quản lí doanh nghiệp khi đánh giá sự yêu nghề của
nhân viên, cần xem xét, đánh giá toàn diện, cố gắng tránh việc chỉ
tham khảo một trong những tiêu chuẩn trên mà đã vội vã kết luận
nhân viên đó không yêu nghề.
III. LÀM THẾ NÀO ĐỂ TẠO TINH THẦN
YÊU NGHỀ CHO NHÂN VIÊN?
Đối với một số nhân viên yêu nghề, tận tụy với nghề, chúng ta sẽ
nhận thấy họ khác với những nhân viên bình thường khác ở chỗ: Họ
có tinh thần tích cực chủ động, không những làm tốt công việc của
mình, mà còn có những cống hiến khác cho công ty; họ rất tự tin,
chăm chỉ, có tinh thần cầu tiến; họ cũng không ngừng nâng cao khả
năng làm việc, cố gắng tận dụng mọi cơ hội để rèn luyện bản thân,
nâng cao năng lực bản thân… Tinh thần yêu nghề này rất quan trọng
đối với sự phát triển của nhân viên và doanh nghiệp.
Vậy doanh nghiệp nên bồi dưỡng và tạo tinh thần yêu nghề cho
nhân viên như thế nào? Làm thế nào để tất cả nhân viên đều trở nên
yêu nghề? Đây là vấn đề khá khó khăn và cần người quản lí doanh
nghiệp giải quyết.
Dưới đây là một số phương pháp và sách lược mà người quản lí
nên tham khảo: vì công ty.
Thứ nhất, tạo điều kiện làm việc cần thiết và cơ bản
15