nhân viên thì sẽ nâng cao lòng yêu nghề và tận tụy với nghề của nhân
viên. Như vậy không chỉ nhân viên có lợi mà doanh nghiệp cũng có
lợi. Một công ty chế biến thực phẩm quy mô lớn trước năm 2009 liên
tục thua lỗ, nhân viên trong công ty đua nhau xin nghỉ việc. Năm
2010, công ty thành lập “Quỹ hỗ trợ nhân viên”, người quản lí mỗi
tháng quyên góp 350.000 đồng, nhân viên mỗi tháng quyên góp
35.000 đồng, mỗi năm trích hơn một tỉ đồng để ủng hộ cho những
nhân viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Dưới sự khích lệ của quỹ
hỗ trợ này, nhân viên trong công ty càng thêm gắn bó, yêu nghề và lợi
ích của công ty cũng ngày một tăng.
Thứ năm, người quản lí là tấm gương sáng cho nhân
viên
Sức mạnh của tấm gương là vô cùng lớn, trong doanh nghiệp, lời
nói và hành động của người quản lí sẽ là tấm gương học tập và tiêu
điểm chú ý của nhân viên. Người quản lí muốn khích lệ lòng yêu nghề
của nhân viên thì đầu tiên cần tự khích lệ bản thân, để bản thân có
lòng yêu nghề, sau đó trở thành tấm gương cho nhân viên học tập.
Nhân viên sẽ bị cảm hóa, bị ảnh hưởng và cũng có lòng yêu nghề như
lãnh đạo.
Thứ sáu, coi trọng kế hoạch phát triển nghề nghiệp của
nhân viên
Nhân viên nào cũng có nhu cầu phát triển năng lực của mình
trong công việc. Nếu doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho nhân
viên phát triển kế hoạch nghề nghiệp của mình thì lòng yêu nghề của
nhân viên sẽ nâng cao. Ngoài ra, khả năng làm việc của nhân viên
cũng được nâng cao, như vậy sẽ có lợi cho doanh nghiệp. Một số quản
lí doanh nghiệp chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt, hoặc sợ nhân viên
chuyển việc nên luôn coi nhẹ việc phát triển năng lực làm việc của
nhân viên. Thực ra, chỉ cần chúng ta nâng cao khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp, làm tốt mọi mặt thì nhân viên yêu nghề sẽ không
bao giờ chủ động chuyển việc.
Bài học
Chỉ số yêu nghề của nhân viên sẽ trực tiếp ảnh
hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Hơn nữa số
17