the Semiconductor Industry,” Management Science 41 (1995): 1624–1638;
Karl Ulrich, “The Role of Product Architecture in the Manufacturing Firm,”
Research Policy 24 (1995): 419–440; Ron Sanchez and J. T. Mahoney,
“Modularity, Flexibility and Knowledge Management in Product and
Organization Design,” Strategic Management Journal 17 (1996): 63–76; và
Carliss Baldwin and Kim B. Clark, Design Rules: The Power of Modularity
(Cambridge, MA: MIT Press, 2000).
4. Ngôn ngữ chúng tôi sử dụng ở đây là đặc trưng cho tương thuộc hoàn toàn
và chúng tôi chọn điểm cực trên trục đơn giản là để làm cho khái niệm rõ
nhất có thể. Trong hệ thống sản phẩm phức tạp, có rất nhiều mức độ tương
thuộc khác nhau theo thời gian và theo thành phần. Những thách thức của
tương thuộc cũng có thể được giải quyết ở một mức độ nào đó qua bản chất
các mối quan hệ nhà cung cấp. Có thể tham khảo thêm Jeffrey Dyer,
Collaborative Advantage: Winning Through Extended Enterprise Supplier
Networks (New York: Oxford University Press, 2000).
5. Rất nhiều độc giả đã đánh đồng hai khái niệm “đột phá” và “phá vỡ”.
Không nhầm lẫn hai khái niệm này là cực kỳ quan trọng cho mục đích thấu
hiểu và dự đoán. Hầu như không thay đổi, theo cách nói của chúng tôi, các
tác giả trước đó đã coi các “đột phá” công nghệ có một tác động bền vững
đến quỹ đạo cải tiến công nghệ. Một số cải cách bền vững khá đơn giản, tăng
dần theo từng năm. Số khác là những thay đổi mạnh mẽ, những bước nhảy
vọt đột phá vượt lên trên cuộc cạnh tranh, trên quỹ đạo bền vững. Tuy nhiên,
đối với mục đích dự đoán, sự khác biệt giữa công nghệ đột phá và công nghệ
gia tăng không phải là vấn đề quan trọng. Do cả hai loại đều có những tác
động bền vững, các công ty có uy tín thường là người chiến thắng. Cải cách
phá vỡ thường không bao gồm những đột phá công nghệ. Thay vào đó, họ
kết hợp những công nghệ sẵn có vào mô hình kinh doanh. Những đột phá
công nghiệp mới xuất hiện từ các phòng nghiên cứu thường có tính bền vững
và hầu như luôn bao gồm các tương thuộc không dự đoán được với các hệ
thống con khác của sản phẩm. Vì vậy, có hai lý do lớn giải thích cho việc vì
sao các công ty có uy tín lại có lợi thế lớn trong việc thương mại hóa các
công nghệ này.
6. Cuốn The Visible Hand (Cambridge, MA: Belknap Press, 1977) của Giáo
sư Alfred Chandler là một nghiên cứu kinh điển về việc như thế nào và tại
sao liên kết dọc là quan trọng đối với sự phát triển của nhiều ngành công
nghiệp trong thời kỳ đầu.
7. Khái niệm của các nhà kinh tế học về tính hữu dụng, hoặc sự hài lòng mà
khách hàng có được khi họ mua và sử dụng một sản phẩm, là một cách tốt để
giải thích cạnh tranh trong ngành đã thay đổi như thế nào khi điều này xảy
ra. Độ thỏa dụng biên mà khách hàng nhận được là việc tăng sự hài lòng của
họ với một sản phẩm có hiệu quả tốt hơn. Mức giá mà họ sẵn sàng trả thêm
218