trước bằng các kỹ sư CLECs, về mặt tổ chức, họ ở vị thế tốt hơn nhiều để
giải quyết bất kỳ khó khăn nào bởi vì họ có thể khiếu nại đến các cơ chế tổ
chức thay vì phải dựa vào các hợp đồng cồng kềnh và rất có thể không đầy
đủ trước đó.
18. Có thể tham khảo thêm Jeffrey Lee Funk, The Mobile Internet: How
Japan Dialed Up and the West Disconnected (Hong Kong: ISI Publications,
2001). Đây quả thực là một nghiên cứu đặc biệt xuất sắc, bao gồm hàng loạt
những phát hiện sâu sắc. Bằng ngôn ngữ riêng của mình, Funk cho thấy một
lý do quan trọng khác giải thích tại sao DoCoMo và J-Phone rất thành công
tại Nhật Bản, đó là họ đi theo mô hình mà chúng tôi mô tả trong chương 3 và
4 của cuốn sách này. Ban đầu họ nhắm vào nhóm khách hàng không sử dụng
mạng (các thiếu nữ) và giúp họ thực hiện công việc mà họ đã cố gắng làm tốt
hơn: vui chơi với bạn bè. Ngược lại, khi các công ty phương Tây thâm nhập
vào thị trường này, họ hình dung ra đối tượng cho hình thức dịch vụ phức
tạp này là những người đang sử dụng điện thoại di động (sử dụng chủ yếu
cho công việc) và những người dùng Internet cố định hiện tại. Một quan
điểm nội bộ về sự phát triển này có thể được tìm thấy trong Mari Matsunaga,
The Birth of I-Mode: An Analogue Account of the Mobile Internet
(Singapore: Chuang Yi Publishing, 2001). Matsunaga là một trong những
nhân vật chủ chốt trong sự phát triển của I-Mode tại DoCoMo.
19. Xem “Integrate to Innovate”, một nghiên cứu của Deloitte Research
được thực hiện bởi Michael E. Raynor và Clayton M. Christensen. Truy cập
http://www.dc.com/vcd, hoặc gửi yêu cầu đến [email protected].
20. Một số độc giả quen thuộc với những trải nghiệm khác nhau của ngành
công nghiệp điện thoại di động ở châu Âu và Mỹ có thể không đồng ý với
đoạn này. Từ rất sớm, người châu Âu đã hợp lại xung quanh một tiêu chuẩn
thỏa thuận từ trước gọi là GMS, cho phép người sử dụng điện thoại di động
có thể dùng ở bất cứ quốc gia nào. Việc sử dụng điện thoại di động phổ biến
nhanh hơn và đạt tỷ lệ thâm nhập cao hơn ở Mỹ, nơi mà rất nhiều tiêu chuẩn
cạnh tranh đang “chiến đấu” với nhau. Nhiều nhà phân tích đã rút ra kết luận
chung từ chiến lược của người châu Âu trong việc định sẵn một tiêu chuẩn
chung rằng luôn luôn nên tránh việc trùng lặp các cấu trúc cạnh tranh không
tương thích một cách lãng phí. Chúng tôi tin rằng lợi ích của một tiêu chuẩn
duy nhất đã bị phóng đại, và rằng những khác biệt quan trọng khác giữa Mỹ
và châu Âu đã đóng góp đáng kể cho sự khác biệt trong tỷ lệ thâm nhập đã
không được kể đến. Đầu tiên, những lợi ích của một tiêu chuẩn duy nhất có
vẻ được thể hiện rõ nét ở phía cung chứ không phải lợi ích của phía cầu.
Điều này có nghĩa là, bằng cách quy định một tiêu chuẩn duy nhất, các nhà
sản xuất thiết bị mạng và thiết bị cầm tay của châu Âu có thể đạt được hiệu
quả kinh tế nhờ quy mô lớn hơn là những công ty sản xuất cho thị trường
Bắc Mỹ. Điều này cũng có thể đã được thể hiện dưới hình thức các mức giá
222