Trong một doanh nghiệp, có rất nhiều nhân viên giống chú tiểu
này, miễn cưỡng hoàn thành nhiệm vụ mà cấp trên giao cho, họ
không tạo ra lợi ích lí tưởng cho doanh nghiệp. Đương nhiên, doanh
nghiệp cũng không hài lòng về những nhân viên này. Tuy nhiên,
người quản lí cần biết lật ngược vấn đề: Tại sao “chú tiểu” không có
lòng yêu nghề, không tích cực hoàn thành công việc của mình, có phải
vì người quản lí không nói cho anh ta biết doanh nghiệp cần anh ta
làm gì?
Anh Trinh, giám đốc của một doanh nghiệp tư nhân cảm thấy rất
buồn phiền vì bình quân lương nhân viên của anh là 20 triệu đồng
một tháng, cao gấp đôi mức lương bình quân của các công ty khác,
nhưng nhân viên của anh vẫn luôn phàn nàn sau lưng anh và họ cũng
không nhiệt tình làm việc. Vì sao vậy? Thực ra nguyên nhân căn bản
là vì giám đốc Trinh không thực hiện cơ chế quản lí theo thành tích
mang tính cạnh tranh, không có biện pháp khích lệ, cũng không có sự
so sánh. Mặc dù tiền lương cao nhưng nhân viên cảm thấy dễ dàng
nhận được số tiền đó, dần dần họ cảm thấy chẳng cần phải cố gắng và
không trân trọng những gì mình được hưởng. Con người luôn không
bao giờ biết thỏa mãn, đương nhiên sẽ không biết trân trọng những
thứ gì đạt được quá dễ dàng. Nếu số tiền lương 20 triệu đồng gồm số
tiền lương cơ bản cộng với thành tích làm việc, làm nhiều hưởng
nhiều thì thái độ đối với tiền lương của nhân viên trong doanh nghiệp
của giám đốc Trinh sẽ khác và họ sẽ tích cực làm việc hơn.
Tận dụng triệt để cơ chế khích lệ, khen thưởng sẽ thúc đẩy được
tính tích cực của nhân viên. Tuy nhiên, người quản lí cần đảm bảo
rằng cơ chế khích lệ này được tiến hành thuận lợi, không ưu tiên
người thân, cấp trên, cấp dưới hay bản thân, mà phải khích lệ công
bằng, đúng thực tế.
Một công ty nọ tiến hành việc khen thưởng và thăng chức cho
nhân viên nửa năm một lần bằng việc đánh giá kết quả làm việc của
nhân viên. Nội dung đánh giá bao gồm thái độ, năng lực, công việc và
hành vi của nhân viên. Mười nhân viên xuất sắc nhất trong đợt đánh
giá này sẽ được tăng thêm từ 5% đến 15% tiền lương. Ngược lại, nhân
viên nào bị đánh giá kém sẽ bị giảm lương, giáng chức. Các trưởng
phòng của công ty đều trưởng thành từ những lần đánh giá này. Cách
làm này sẽ khiến những người có năng lực và người có trách nhiệm
cao trong công việc trở nên “nổi bật” trong công ty; Còn những người
làm việc không tốt, năng lực kém sẽ có nguy cơ bị đào thải. Thái độ
25