12 PHƯƠNG PHÁP KHÍCH LỆ NHÂN VIÊN TIỀN KHÔNG LÀM ĐƯỢC - Trang 27

làm việc, lòng yêu nghề của nhân viên trong công ty này rất cao, tỉ lệ
chuyển việc rất thấp, nguyên nhân là vì mặc dù chế độ của công ty rất
hà khắc, nhưng trên thực tế lại bảo vệ lợi ích của đa số nhân viên,
cách thức này đã khích lệ nhân viên không ngừng tiến bộ khiến họ
được sống trong môi trường cạnh tranh công bằng, tích cực.

Khích lệ không đơn thuần chỉ là sự khích lệ tích cực, mà còn bao

gồm sự khích lệ “tiêu cực” như áp dụng nguyên tắc giảm biên chế, đào
thải, phạt tiền, giáng chức… Ví dụ dùng các phương pháp quản lí
cưỡng chế, đe dọa như phê bình, giáng chức, phạt tiền, giảm lương,
đuổi việc… trong một thời điểm, giai đoạn nhất định để tạo không khí
áp lực nhằm phủ định hành vi không phù hợp của một số nhân viên.
Trong việc quản lí khoa học, khích lệ tích cực sẽ có tác động tốt hơn
khích lệ tiêu cực. Càng là nhân viên có tố chất, khích lệ nhân viên
bằng chính sách sa thải sẽ tạo ra tác dụng phụ càng lớn, điều này
không thích hợp với nhân viên yêu nghề. Vì khích lệ nhân viên bằng
chính sách sa thải không mang tính tổng quát, chỉ đánh giá được một
chỉ tiêu nào đó của nhân viên, khiến nhân viên cảm thấy bất an, lo
lắng, không làm cho nhân viên tổng kết kinh nghiệm của mình một
cách lí trí. Điều này còn khiến cho mối quan hệ giữa nhân viên và
người quản lí trở nên căng thẳng, ảnh hưởng xấu đến quan hệ giữa
các đồng nghiệp, khiến nhân viên không có dự định làm việc lâu dài.
Tuy nhiên, khích lệ tiêu cực cũng rất cần thiết, vì điều này sẽ mang
tính trói buộc đối với nhân viên có tâm lí ăn may, đồng thời tạo
không gian phát triển cho những nhân viên yêu nghề, nghiêm túc với
công việc.

Là người quản lí, chúng ta không thể yêu cầu nhân viên của mình

làm việc tự giác, trách nhiệm một cách vô căn cứ mà cần xây dựng cơ
chế khen thưởng, khích lệ cần thiết, từ đó hướng dẫn, thúc đẩy nhân
viên phát huy tính tích cực. Trong quản lí doanh nghiệp, xây dựng cơ
chế khen thưởng, khích lệ thông qua kết quả làm việc rất quan trọng.
Ngược lại với cơ chế “khích lệ thông qua kết quả công việc” là “khích
lệ thông qua quá trình làm việc”. Ví dụ, ở một số doanh nghiệp, người
quản lí thường đặt ra chế độ quy định và trình tự làm việc nghiêm
ngặt. Tương tự như vậy, họ cũng xây dựng cơ chế khen thưởng bằng
tiền với đặc điểm nổi bật là “khích lệ thông qua quá trình làm việc”,
để thúc đẩy nhân viên thực hiện tốt những quy tắc, chế độ công ty đã
đặt ra. Dùng cơ thế “khích lệ thông qua quá trình làm việc” mặc dù
đảm bảo chế độ vận hành bình thường của công ty, nhưng khi xảy ra
tình huống đột xuất, nhân viên không được tự do xử lí công việc mà

26

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.