phải làm việc dập khuôn, máy móc khiến cho kết quả công việc không
như ý. Hơn nữa, cơ chế này thường nảy sinh hiện tượng “người thừa
việc thiếu”.
Ngược lại, nếu doanh nghiệp khích lệ nhân viên thông qua kết
quả công việc thì có thể kiểm soát, khống chế được tai họa tiềm ẩn,
đồng thời căn cứ vào kết quả để đặt ra kế hoạch và sắp xếp bố trí công
việc. Ví dụ, một thư kí theo chỉ thị của lãnh đạo cần hoàn thành một
phương án quan trọng trong ngày. Người thư kí này bận rộn làm việc
từ sáng đến đêm khuya, mặc dù cố gắng hết sức nhưng vẫn không
hoàn thành được nhiệm vụ mà cấp trên giao phó. Nếu doanh nghiệp
này trả lương nhân viên theo ngày, xin hỏi có nên trả lương cho
người thư kí này theo ngày không? Câu trả lời đương nhiên là có.
Nhưng nếu doanh nghiệp dùng cơ chế khen thưởng thông qua kết
quả làm việc, thì doanh nghiệp sẽ không trả lương cho người thư kí.
Một số doanh nghiệp ngầm công nhận logic coi quá trình làm việc
là “công sức đã bỏ ra”. Có nghĩa là chỉ cần nhân viên đi làm đúng giờ,
cần đi đâu thì đi, cần nói gì thì nói, thậm chí không tạo ra lợi ích cho
doanh nghiệp, không hoàn thành nhiệm vụ cũng không quan trọng, vì
dù họ không tạo ra kết quả nhưng cũng đã bỏ ra công sức. Trên thực
tế, môi trường này không thích hợp bồi dưỡng lòng yêu nghề cho
nhân viên, không thúc đẩy tính tích cực của nhân viên, càng không
tạo lợi ích cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp thực hiện cơ chế
khích lệ thông qua kết quả công việc sẽ khiến cho một số nhân viên
làm việc tận tụy, yêu nghề phát huy được hiệu quả làm việc cao nhất
và đạt được lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp.
Kết quả và mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra có tác dụng khích lệ
rất lớn đối với nhân viên. Người quản lí phòng ban của một số doanh
nghiệp viết mục tiêu công việc lên bảng họp trong văn phòng và coi đó
là nội dung kiểm tra công việc; hơn nữa họ còn đặt ra chế độ khen
thưởng với nhân viên làm việc tốt. Cách làm này gây áp lực cho nhân
viên và cũng kích thích nhân viên cố gắng đạt được thành công, do đó
cơ chế khích lệ thông qua kết quả công việc phát huy tác dụng rất lớn.
Người quản lí chú trọng đến kết quả, đồng thời hi vọng có được
kết quả chính xác, chất lượng, đầu tiên cần làm rõ một số vấn đề về
“kết quả”. Ví dụ, kết quả này có ý nghĩa và giá trị như thế nào đối với
nhân viên và doanh nghiệp? Thời gian đạt được kết quả này là bao
lâu? Thực hiện kết quả này như thế nào? Tầm quan trọng và cấp thiết
27