“Tôi muốn trở thành một công nhân xây dựng giỏi”. Còn người công
nhân thứ ba đáp: “Tôi muốn xây những tòa nhà đẹp nhất cho thành
phố này”.
Đứng ở góc độ của doanh nghiệp, suy nghĩ của người công nhân
thứ ba mới là đúng đắn nhất. Nhân viên khi đã xác định được
phương hướng sẽ tích cực phát huy sự chủ động của mình và cố gắng
đạt được mục tiêu đặt ra. Nếu tất cả công nhân của công ty xây dựng
đều có mục tiêu, cố gắng làm việc theo phương hướng như vậy thì
công ty chắc chắn sẽ đạt được mục tiêu phát triển của mình. Ngược
lại, nếu nhân viên của công ty không có định hướng rõ ràng, làm việc
bằng thái độ thờ ơ, dửng dưng hoặc chỉ đơn thuần là hoàn thành
nhiệm vụ, thì doanh nghiệp sẽ không thể đạt được mục tiêu đề ra.
Như vậy, nhân viên cũng chỉ làm ra kết quả sai lầm.
Qua việc quản lí có hiệu quả, doanh nghiệp sẽ biến mục tiêu của
mình thành hành động cụ thể, trực tiếp đốc thúc nhân viên hoàn
thành mục tiêu. Doanh nghiệp có mục tiêu và phương hướng, nhân
viên cũng cần có mục tiêu và phương hướng phát triển. Đương nhiên,
đối với doanh nghiệp, định hướng công việc của nhân viên cần phục
tùng theo định hướng phát triển của doanh nghiệp, không thể có hiện
tượng đi ngược lại với mục tiêu của công ty.
III. KẾT QUẢ TỐT GẮN LIỀN VỚI VIỆC
THỰC HIỆN HIỆU QUẢ
Sự phát triển của doanh nghiệp gắn liền với phương hướng và
mục tiêu đúng đắn. Hơn nữa muốn có kết quả tốt, thúc đẩy sự thành
công của doanh nghiệp thì việc thực hiện có hiệu quả là yếu tố quan
trọng. Trong một số doanh nghiệp, người quản lí chỉ chú trọng đến
việc đặt ra mục tiêu thành tích, coi trọng đến kết quả và kiểm tra kết
quả, mà coi nhẹ hoặc bỏ qua việc khích lệ và kiểm tra quá trình thực
hiện thì sẽ dễ dẫn đến kết quả sai, rất khó nâng cao lợi ích của nhân
viên, các phòng ban và doanh nghiệp, thậm chí còn tạo ảnh hưởng
xấu, đi lệch khỏi mục tiêu lợi ích đã đã đặt ra.
Doanh nghiệp muốn nâng cao khả năng cạnh tranh, thực hiện
mục tiêu phát triển thì cần nâng cao năng lực hoạt động. Người quản
31