khi có hai tính cách của nhà thơ và nông dân, doanh nghiệp mới có
thể đứng vững và thành công. Đặc biệt nền kinh tế trong xu thế toàn
cầu hóa như hiện nay, doanh nghiệp đứng trước thách thức ngày
càng lớn, muốn giữ ưu thế trong cuộc cạnh tranh thì cần coi trọng
hành động, nâng cao khả năng thực hiện của doanh nghiệp. Là một
người quản lí, nếu không biết thực hiện thế nào hoặc coi nhẹ tác dụng
và sức mạnh của việc thực hiện thì tất cả công việc đều sẽ không thể
đạt được kết quả như dự kiến. Những thành tựu mà người quản lí có
được chẳng qua là tập hợp thành tích của cả doanh nghiệp và các
phòng ban. Là một doanh nghiệp, nếu không xây dựng đội ngũ quản
lí có khả năng làm việc thì sẽ gây lãng phí lớn về năng lượng, nhân lực
và tài nguyên của công ty, cũng không thể thích nghi được với môi
trường không ngừng thay đổi.
Thiếu khả năng thực hiện là yếu tố quan trọng nhất dẫn đến sự
thất bại của các doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp không có khả
năng thực hiện hiệu quả, mạnh dạn, mà chỉ dựa vào kế hoạch chiến
lược tốt, mục tiêu thành tích thì cuối cùng cũng bị thất bại. Hay nói
cách khác, thực hiện kế hoạch một cách mạnh dạn cũng cần phải có
khả năng sửa chữa sai lầm, đúng như nguyên chủ tịch hội đồng quản
trị kiêm CEO của công ty GE (General Electric) là Jack Welch đã từng
nói: “Cho dù là quyết sách sai lầm, chúng ta cũng có thể làm tốt thông
qua việc thực hiện, chứ không cần thảo luận nhiều lần”.
Đương nhiên, thành tích của doanh nghiệp không phải chỉ làm
một lần là đạt kết quả, mà do nhiều quá trình nhỏ, giai đoạn nhỏ,
thành tích nhỏ tạo nên. Do đó, thực hiện mục đích cuối cùng của
doanh nghiệp quan trọng nằm ở việc làm cho mục tiêu đó trở nên cụ
thể và rõ ràng, coi mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp trở thành mục
tiêu của các phòng ban, tiếp đó chuyển thành mục tiêu của từng nhân
viên để mỗi thành viên trong doanh nghiệp có mục tiêu và trách
nhiệm rõ ràng, như vậy mới đảm bảo được việc thực hiện mục tiêu
của cả doanh nghiệp. Quá trình này thực ra là nhấn mạnh đến tác
dụng của khả năng thực hiện, khả năng thực hiện có hiệu quả với
từng phòng ban và nhân viên thì mới đảm bảo tạo nên kết quả đúng
đắn.
“Kết quả” được ví như “kiến trúc thượng tầng”, “thực hiện” được
ví như “nền tảng kinh tế”, rời khỏi “nền tảng kinh tế” ổn định, vững
chắc thì “kiến trúc thượng tầng” sẽ trở thành “tòa nhà ảo”. Đối với
doanh nghiệp, một kết quả đúng đắn là chỉ tiêu quan trọng đánh giá
33