được các phương diện của bản thân thì mới có thể dựa vào tình hình
thực tế của bản thân để có sự quản lí bản thân đúng đắn, tránh trong
quá trình quản lí bản thân xuất hiện hành động sai trái, mù quáng, từ
đó nâng cao hiệu quả quản lí bản thân, đảm bảo trong việc quản lí bản
thân bỏ ra chi phí thấp nhất nhưng lại được hưởng lợi ích cao nhất.
Thứ hai, người quản lí cần biết giám sát bản thân và cho phép
người khác giám sát mình. Giám sát bản thân và người khác là một
trong những biện pháp thực hiện quản lí bản thân có hiệu quả nhất.
Giám sát bản thân yêu cầu chúng ta có thái độ tự kiểm điểm, yêu cầu
nghiêm khắc về hành vi, lời nói của bản thân, ví dụ: Hôm nay mình có
biểu hiện như thế nào? Có phạm lỗi không? Phạm những lỗi nào, nên
khắc phục ra sao? Hôm nay mình có hoàn thành công việc hay không?
Ngày hôm nay, nhiệm vụ của mình đã hoàn thành chưa?... Để người
khác giám sát bản thân chính là sự bổ sung cần thiết đối với việc giám
sát bản thân. Vì tư tưởng, tầm nhìn, năng lực, thời gian và sức khỏe
của mỗi người có hạn, nên mỗi người đều có rất nhiều khuyết điểm
mà bản thân không thể tự phát hiện ra được. Ngoài ra, có lúc, bản
thân phạm lỗi nhưng lại không nhận ra, không nhìn rõ hoặc không
muốn thừa nhận, lúc này, để người khác giám sát bản thân là rất
quan trọng.
Thứ ba, người quản lí cần biết quản lí thời gian hiệu quả. Mọi
người thường nói thời gian là tiền bạc, thời gian là hiệu suất công
việc. Là người quản lí doanh nghiệp, thời gian đặc biệt quan trọng.
Nếu người quản lí biết vận dụng thời gian, sẽ nâng cao được hiệu
suất quản lí bản thân. Quản lí thời gian trên thực tế chính là cố gắng
tận dụng thời gian có hạn của bản thân để hoàn thành công việc nhiều
hơn. Thời gian là thứ công bằng nhất, bạn đầu tư cái gì sẽ nhận được
cái đó: Dành càng nhiều thời gian đầu tư vào quản lí doanh nghiệp,
bạn sẽ tạo ra càng nhiều thành tích; đầu tư vào việc quan hệ công
chúng mới dệt được mạng lưới quan hệ giao tiếp rộng rãi. Do vậy,
người quản lí khi tiến hành quản lí bản thân, cần học cách vận dụng
thời gian hiệu quả.
Thứ tư, người quản lí cần biết quản lí tình cảm của bản thân.
Tình cảm của con người thường không ổn định, đương nhiên người
quản lí cũng không ngoại lệ. Đối với người quản lí, tình cảm không ổn
định và tiêu cực sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc quản lí. Do vậy,
người quản lí cần hình thành thói quen điều chỉnh tình cảm của mình
một cách tự giác và có ý thức, thông qua việc kiềm chế tình cảm trong
50