thể nâng cao trình độ quản lí của mình.
1. Rèn luyện “khả năng tín nhiệm”
Tự hỏi bản thân: Mình có đáng để nhân viên tín nhiệm không?
Mình có đáng để nhân viên trong công ty tin cậy không?
Mức độ tin tưởng của nhân viên vào người quản lí quyết định bởi
yếu tố họ có chấp hành, hoặc chấp hành như thế nào mệnh lệnh của
lãnh đạo. Muốn có được sự tín nhiệm của nhân viên, cần thực hiện
biện pháp “Lời nói phải có uy tín, làm việc phải có hiệu quả”, có lỗi bị
phạt, có công được thưởng. Do sự tín nhiệm xuất phát từ hai bên, nên
đầu tiên, người quản lí cần tin tưởng nhân viên, như vậy mới được
nhân viên tín nhiệm. Ngoài ra, cố gắng để nhân viên hiểu được mục
tiêu của doanh nghiệp và cùng nhân viên chia sẻ thông tin, đây là biện
pháp quan trọng để giành được sự tín nhiệm của nhân viên.
2. Rèn luyện “tinh thần trách nhiệm”
Tự hỏi bản thân: Mình có thể gánh vác trách nhiệm trong thời
điểm quan trọng không?
Người quản lí dũng cảm gánh vác trách nhiệm là sự thể hiện quan
trọng năng lực quản lí, cũng là yếu tố quan trọng quyết định nhân
viên có phục tùng sự quản lí của lãnh đạo hay không. Khi chiến lược,
phương châm của bản thân gặp trục trặc, người quản lí cần dũng cảm
thừa nhận sai lầm, gánh vác tổn thất. Nhân viên trong quá trình làm
việc để xảy ra vấn đề, người quản lí cũng không nên đổ hết trách
nhiệm lên nhân viên, mà cần gánh vác cùng với họ. Đặc biệt khi
doanh nghiệp gặp khó khăn, thách thức, người quản lí càng nên dũng
cảm gánh vác, dẫn dắt nhân viên cố gắng phấn đấu, chứ không được
trốn tránh. Khi chúng ta làm được những điều này, nhân viên sẽ gắn
bó với công việc và phục tùng sự quản lí của lãnh đạo.
3. Rèn luyện “sức ảnh hưởng”
Tự hỏi bản thân: Mình có sức ảnh hưởng thế nào trong thời điểm
quan trọng?
Giáo sư Paul Hersey – chuyên gia nghiên cứu về thuật lãnh đạo
nói rằng: “Khả năng lãnh đạo chính là sức ảnh hưởng”. Sức ảnh
56