hiện những vấn đề trên, nguyên nhân quan trọng là do quản lí không
có năng lực. Tuy nhiên một số quản lí không tìm hiểu nguyên nhân,
chỉ biết than vãn “lòng người khó đoán”, cuối cùng thừa nhận thất
bại, lại làm lại từ đầu nhưng vẫn gặp thất bại…
Ví dụ
Lâu Bách Kim là một doanh nghiệp tư nhân ở khu công nghiệp
Nam Dầu (Thâm Quyến, Trung Quốc). Doanh nghiệp mà Lâu Bách
Kim quản lí đang tạo ra những kì tích lớn trong ngành. Trong khi
các nhà máy khác ở Nam Dầu không có việc làm thì nhà máy của
anh lại liên tục nhận được đơn hàng. Công nhân của các nhà máy
khác mỗi ngày chỉ sản xuất được 16 chiếc áo thì công nhân của anh
mỗi ngày sản xuất được 25 chiếc áo. Nguyên nhân do đâu khiến cho
năng suất lao động trong nhà máy của Lâu Bách Kim lại cao đến
vậy?
Nguyên nhân quan trọng chính là chế độ quản lí của nhà máy
Lâu Bách Kim rất đặc biệt. Ví dụ, theo cách làm quen thuộc của các
công ty dệt may ở Thâm Quyến là tính lương của nhân viên theo số
giờ làm việc, do đó, công nhân áp dụng biện pháp tiêu cực là làm
việc lười biếng, đối phó. Để giải quyết vấn đề này, Lâu Bách Kim
quyết định áp dụng chế độ tính lương theo sản phẩm, đồng thời quy
định thưởng phạt theo sản phẩm. Làm như vậy, không những nhân
viên cảm thấy công bằng, hợp lí, mà còn thúc đẩy sự cạnh tranh hợp
lí giữa các nhóm. Để giải quyết vấn đề phế phẩm, Lâu Bách Kim đã
tiến hành bồi thường, thành lập văn phòng bồi thường do nhân viên
làm chủ, với những sự cố không rõ trách nhiệm, công ty sẽ hoàn
toàn chịu trách nhiệm. Ngoài ra, để tạo ra văn hóa doanh nghiệp
“công bằng, chính trực và công khai”, tăng cường ý thức làm chủ
của nhân viên, nhà máy lãnh đạo nhân viên thành lập 5 ủy ban do
nhân viên làm chủ, tham gia và đốc thúc việc quản lí của nhà máy.
Thông qua chế độ quản lí đặc biệt này mà nhà máy may mặc của
Lâu Bách Kim luôn vận hành với hiệu quả cao.
Quy luật nhân quả nhắc nhở chúng ta rằng, nếu chúng ta hi vọng
công việc quản lí của mình thu được hiệu quả thì cần phải cố gắng.
Nhà thơ nổi tiếng người Mĩ, Ralph Waldo Emerson đã từng viết:
“Một người sẽ nhận được báo đáp vì những gì anh ta đã bỏ ra”. Đây là
quy luật thù lao nổi tiếng trong giới kinh doanh. Quy luật này thể hiện
rằng chỉ cần bạn có cống hiến với doanh nghiệp, bạn sẽ nhận được
68