báo đáp từ sự cố gắng và việc làm của mình. Chúng ta muốn mở rộng
sức ảnh hưởng đối với nhân viên để công việc quản lí của mình hiệu
quả hơn nhằm đạt mục tiêu của doanh nghiệp thì cần nâng cao năng
lực, phẩm chất đạo đức và xem xét lại phương pháp quản lí của bản
thân…
Hay nói cách khác, nắm bắt quy luật nhân quả cũng có thể giúp
chúng ta tìm ra sai sót, thiếu hụt trong cách quản lí. Một số người
quản lí không thể phát huy sức ảnh hưởng của mình với nhân viên
khiến nhân viên làm việc lười biếng, thường không hoàn thành đúng
hạn nhiệm vụ cấp trên giao cho. Khi có vấn đề trong cách quản lí,
chúng ta cần học cách “tìm hiểu ngọn nguồn”, nghiên cứu nguyên
nhân tạo ra kết quả đó, sau đó tìm cách giải quyết. Chỉ có như vậy,
chúng ta mới nâng cao trình độ quản lí của mình.
Đương nhiên, quy luật nhân quả cũng nhắc nhở người quản lí
doanh nghiệp nên chú ý phẩm chất đạo đức của bản thân. Người
quản lí thông minh sẽ luôn chú ý tu dưỡng đạo đức. Xuất phát từ
điểm này, người quản lí càng cần xem xét lợi ích của nhân viên và
doanh nghiệp, làm nhiều việc tốt, là một người quản lí có đạo đức.
Nếu chúng ta gian dối, lừa đảo, có thể hưởng chút lợi ích nhất thời,
nhưng nếu lâu dài chắc chắn sẽ gặp hậu quả xấu. Bất cứ việc gì chúng
ta làm cũng tạo ra kết quả. Cho dù kết quả đó là tốt hay xấu thì cũng
ta cũng bị ảnh hưởng bởi kết quả đó.
III. CÙNG NHÂN VIÊN KẾT THÀNH
MỘT KHỐI
Trong doanh nghiệp, biểu hiện của người quản lí trực tiếp ảnh
hưởng đến tâm trạng và thái độ làm việc của nhân viên, cũng ảnh
hưởng trực tiếp đến công việc quản lí. Người quản lí có thể kết thành
một khối với nhân viên là một trong những tiêu chuẩn quan trọng
đánh giá sức ảnh hưởng của người quản lí, cũng là yếu tố quan trọng
quyết định người quản lí có thể lãnh đạo tập thể nhân viên tạo ra
thành tích cao hay không.
Người quản lí luôn kiêu ngạo, tự cao tự đại thì rất khó được nhân
viên tín nhiệm, yêu mến. Người quản lí luôn kiêu ngạo, vênh váo
69