dưỡng nhân tài. Trong quá trình bồi dưỡng nhân tài, trách nhiệm của
người quản lí chính là tạo môi trường cạnh tranh, mục tiêu cạnh
tranh rõ ràng, đặt ra quy luật cạnh tranh cho nhân viên, còn ai chạy
trước, ai phát huy tốt nhất, ai giành được thắng lợi nhiều nhất thì
phải xem bản thân nhân viên đó.
Muốn tạo môi trường phát triển công khai, công bằng cho nhân
viên, cần phát huy tiềm năng của mỗi người, nâng cao hứng thú làm
việc cho nhân viên, thúc đẩy tính tích cực trong công việc của nhân
viên, để nhân viên có niềm tin và ý chí phấn đấu trong công việc, từ
đó nhiệt tình phát hiện bản thân, thực hiện giá trị của bản thân, giúp
doanh nghiệp tiếp tục phát triển.
III. ĐẦU TƯ VÀO NHÂN VIÊN XUẤT
SẮC
Để đạt mục đích sản xuất có hiệu quả cao, người quản lí cần đầu
tư cho nhân viên. Theo lí, doanh nghiệp đầu tư cho nhân viên là việc
nên làm, nhưng trong thực tế, chúng ta thấy có rất nhiều nhân viên
làm việc trong môi trường áp lực và không được đầu tư. Đa số nhân
viên đều cho rằng, không có gì tồi tệ hơn việc mình làm việc trong
doanh nghiệp có yêu cầu điều gì cũng không được đáp ứng.
Trong các doanh nghiệp và công ty hiện đại ngày nay, nhân viên
coi sự đầu tư của công ty là tượng trưng cho thân phận của mình.
Người quản lí bình thường rất thích giữ công cụ và vốn của doanh
nghiệp, không thích trao cho người khác, coi đó là một loại uy quyền
của bản thân. Còn người quản lí xuất sắc luôn có mối quan hệ tốt với
nhân viên, anh ta hiểu được nhu cầu của nhân viên và có sự ủng hộ
kịp thời, có dù yêu cầu đó là vật chất hữu hình như máy vi tính, bàn
làm việc… hay là điều kiện vô hình như tài liệu nội bộ, tin tức trong
ngành… họ cũng đều cung cấp đầy đủ.
Một cách làm cực đoan trong việc phân phối tài nguyên của
doanh nghiệp là một số quản lí thích phân chia công bằng. Họ cho
rằng mỗi nhân viên cần được hưởng nguồn tài nguyên như nhau,
nhưng tư tưởng chủ nghĩa bình quân này lại không có lợi cho người
quản lí. Đối với khái niệm công bằng, một số người quản lí có định
88