xuất sắc của họ, như vậy đội ngũ nhân viên trong công ty mới ngày
càng lớn mạnh, có khả năng làm việc và tạo ra thành tựu cao hơn.
III. NẮM BẮT MỨC ĐỘ KHEN NGỢI
Khi người quản lí khen ngợi và biểu dương nhân viên, cần chú ý
hai điểm sau:
Đầu tiên, khen ngợi cũng cần có căn cứ rõ ràng, không nói vô căn
cứ, kiên trì nguyên tắc nhất định, không thưởng bằng vật chất một
cách lộn xộn, coi việc khen ngợi, khích lệ là một phép tắc xã giao và
lời chào hỏi để có thể thực hiện bất cứ lúc nào. Nếu không việc khích
lệ, khen ngợi sẽ không còn hiệu quả. Người quản lí nên hiểu rằng,
khen ngợi cần có căn cứ, có mục đích và mục tiêu nhất định, như vậy
người được khen ngợi mới cảm thấy lời bạn nói là sự thực, là chân
thành, mới khiến nhân viên cảm thấy chân thật, tín phục, hài lòng.
Thứ hai, người quản lí khi khen ngợi, khích lệ nhân viên cần nắm
rõ mức độ. Việc khen ngợi, khích lệ chân thành có hiệu quả sẽ rất có
ích cho doanh nghiệp. Khen không đúng hoặc khen quá nhiều sẽ
không đạt được mục đích và hiệu quả, việc khen ngợi cũng giống như
việc thổi bóng bay: Thổi quá nhỏ sẽ không đẹp, thổi quá to sẽ bị nổ.
Nếu khen ngợi không đúng, nhân viên được khen ngợi sẽ nghĩ
bạn là người giả dối, làm việc qua loa tắc trách và họ sẽ không cảm
kích. Nếu khen ngợi quá mức, nhân viên sẽ cảm thấy tự kiêu, cho
rằng mình là nhân tài hiếm, cho rằng cấp trên đang sợ một nhân tài
như mình sẽ bỏ đi. Ngoài ra, một số nhân viên sẽ cho rằng bạn không
khen ngợi thành thật, nghĩ một đằng nói một nẻo, cách khen ngợi
như vậy vừa không được nhân viên hoan nghênh, vừa khiến nhân
viên cảm thấy bất mãn.
IV. BA LỢI ÍCH TỪ VIỆC KHEN NGỢI
NHÂN VIÊN
Việc khen ngợi và biểu dương có lợi cho cả người quản lí và nhân
viên. Lợi ích này được thể hiện cụ thể như sau:
97