Tuy nhiên, theo giả thuyết khác thì Tôn Võ chính là cháu mấy đời
của Tôn Tẫn thời trước làm tướng ở nước Tề, dùng mưu lược thần sầu
đánh bại người em đồng môn là Bàng Quyên. Sau đó Tôn Tẫn chán
nản tình đời, lặng lẽ quy ẩn và viết sách về binh pháp truyền lại cho
con cháu, vì vậy mà Tôn Võ không hề theo học bất cứ vị sư phụ nào
cũng rất tinh thông binh pháp. Chính ông sau khi đại phá quân Sở
cũng từ biệt Ngô vương Hạo Lư đi vào núi mất biệt, giống như một
con rồng bí ẩn thấy đầu mà chẳng thấy đuôi. Tại sao Tôn Võ có gia
đình quyến thuộc, được Ngũ Viên chính thức đón mời về triều, lập đại
công rồi lại không trở về quê quán xum họp gia đình mà lại vào núi
mai danh ẩn tích? Điều này khiến giả thuyết ông là con cháu của Tôn
Tẫn được nhiều người tin tưởng hơn bởi tính cách của ông hoàn toàn
giống với cha ông tể phụ và chỉ có binh pháp của thần nhân Quỷ Cốc
Tử mới có thể giúp cho Tôn Võ lập công lớn lao như vậy.
Sau khi nghe Tôn Võ trình bày, Ngô vương Hạp Lư hết sức khâm
phục nhưng chợt có vẻ trầm ngâm, hỏi:
– Ta biết ông là bậc đại sư về binh pháp rồi. Thế nhưng hiện tại
quân Ngô quá ít so với quân Sở, e rằng khó mà thực hiện được cuộc
chiến tranh quan trọng này.
Tôn Võ nghe vậy liền tâu:
– Theo binh pháp thì chỉ cốt quân tinh nhuệ chứ không không cần
đông. Ngay cả phụ nữ chân yếu tay mềm nếu được huấn luyện binh
pháp thuần thục thì vẫn có sức mạnh bằng mười lần quân địch ô hợp.
Đông mà không tinh thì chỉ tạo ra sự hoảng loạn mà thôi.
Ngô vương Hạp Lư cười ngất, hỏi lại:
– Thế những cung nữ ẻo lả trong cung cấm của ta có thể huấn
luyện thành tinh binh được không?
Tôn Võ nghiêm mặt trả lời:
– Rất được.
Ngô vương Hạp Lư tưởng như câu nói đùa của mình sẽ làm Tôn
Võ ngỡ ngàng, nghe vậy thì cả cười, nói: