– Theo quẻ bói thì việc này có chút lợi nhưng vẫn còn nhiều trắc
trở, chúa công đừng vội mừng mà hãy cố ẩn nhẫn thêm một thời gian
nữa mới được.
Câu Tiễn rơi nước mắt xin nghe theo, ngày ngày vẫn chăm chỉ
làm việc nhọc nhằn, tỏ ra không hề nghe chút tin tức gì. Riêng Ngũ
Viên cũng nghe tin này, tức tốc vào yết kiến Phù Sai, hậm hực nói:
– Tôi nghe rằng trước vua Kiệt giam giữ Thang, Trụ vương giam
giữ Văn vương mà không chịu giết đi, sau này Kiệt bị Thang đuổi, nhà
Thương bị nhà Chu diệt. Tôi e rằng Đại vương nghe lời bọn nịnh thần
thì cũng sẽ xảy ra sự việc y như vậy, nước mất nhà tan sắp xảy ra
trước mắt mà Đại vương chưa tỉnh ngộ hay sao?
Thế nhưng Phù Sai vẫn chưa thể quyết định được. Cho đến một
hôm Phù Sai bị phong hàn khá nặng, Ngũ Viên một lần nữa vào vấn
an, nhắc lại việc cũ:
– Hiện tại Đại vương khó mà nói trước được, nếu như không may
thất lộc thì Câu Tiễn chắc chắn sẽ tìm cách thoát về Việt, rồi sẽ tổ
chức chống lại nước Ngô. Khi ấy tôi e rằng khó còn ai có thể giữ vững
được cơ đồ. Giết Câu Tiễn vừa làm hả dạ tiên đế vừa diệt hẳn hậu họa,
nhất cử lưỡng tiện, sao Đại vương còn chần chừ?
Lần này Phù Sai nghe theo lời Ngũ Viên, lập tức lấy cớ cần người
dọn vệ sinh cho mình, triệu Câu Tiễn vào cung. Nghe tin, Câu Tiễn vô
cùng kinh sợ vì biết rằng đó chỉ là cái cớ, chắc chắn lần này sẽ mất
mạng. Một lần nữa Phạm Lãi phải gieo quẻ bói rồi cho biết:
– Mạng số của Phù Sai chưa hết mà số mệnh của chúa công cũng
chưa tuyệt. Tuy nhiên có lẽ lần này phải bị một phen kinh sợ mà thôi.
Nghe vậy Câu Tiễn mới gắng gượng theo bọn thị vệ vào cung
cấm. Quả nhiên luôn mấy ngày không hề thấy bóng dáng Câu Tiễn
bước ra, ai cũng lo sợ rằng có lẽ Câu Tiễn đã bị giết chết rồi. Riêng
Phạm Lãi vẫn cung kính đứng chờ ở cửa cung, mặc cho sương nắng,
sẵn sàng đón chủ nhân trở về. Thái độ nghiêm cẩn của ông khiến Phù
Sai nghe biết lại đâm ra phân vân, không sao quyết định được là nên