miệng nhắc hai chữ “Cối Kê” để hun đúc thêm lòng căm thù nước
Ngô. Vì vậy sau này để biểu thị sự nhẫn nại chịu đau khổ để nhằm
mục đích nào đó, người ta hay dùng bốn chữ “nằm gai nếm mật”, lại
dần trở thành điển tích.
Lúc đó nước Ngô hoàn toàn vô sự, lại được nước Việt triều cống
rất nhiều của cải nên sung túc hẳn lên, Phù Sai lại tự biết mình không
thể sống lâu nên bắt đầu muốn ăn chơi xa xỉ hưởng lạc. Văn Chủng và
Phạm Lãi đã toan tính với nhau từ trước, tung tiền bạc ra mua chuộc
không ít cận thần nước Ngô nên khi nghe tin Phù Sai định mở rộng Cô
Tô đài cao hơn ngàn trượng, chứa được hơn ngàn cung nữ nên vào xin
với Câu Tiễn nhanh chóng ban lệnh sai người dân Việt vào rừng sâu
tìm đủ loại gỗ tốt và thật lớn để dâng cho Phù Sai.
Đương nhiên Câu Tiễn biết dây là một trong 7 sách lược làm suy
yếu nước Ngô mà trước đây Văn Chủng đã dâng lên, bằng lòng ngay,
tuyên bố ai tìm được loại gỗ quý và to nhất sẽ trọng thưởng ngàn
vàng. Bảy sách lược của Văn Chủng gồm có:
– Sẵn sàng chịu hao tốn để vua tôi nước Ngô ăn chơi hưởng lạc
bỏ bê triều chính.
– Bỏ nhiều tiền ra mua lương thảo nước Ngô để đến khi cần gấp
sẽ bị thiếu hụt.
– Dùng “Mỹ nhân kế” để chia rẽ vua tôi nước Ngô, làm cho
người dân bất mãn không đồng lòng chiến đấu.
– Khuyến khích Phù Sai xây dựng cung thất nguy nga tráng lệ để
ngân khố bị tổn hại đến mức trống rỗng, không còn kinh phí cho quân
mã nữa.
– Đút lót cho các quan tham làm lũng đoạn triều chính.
– Đồng thời ra sức tích trữ lương thảo, luyện tập quân binh thuần
thục, tăng cường nhuệ khí cho quân binh để khi cần sẽ xuất phát như
sấm nổ vang trời. Việc này hoàn toàn giao cho Phạm Lãi đảm trách.
Nhờ vào sự ban trưởng trọng hậu này mà có đến mấy ngàn người
hăng hái đi tận vào rừng sâu tìm kiếm, quả nhiên tìm được hai cây gỗ