hết sức chắc chắn, lại có nhiều vân đẹp. Hai cây này không ai biết tên
là gì, mọc ở phía nam nên được đặt tên là gỗ Nam. Câu Tiễn cả mừng,
thân hành đến nơi xem thử, làm lễ tạ ơn trời đất rồi sai nhiều nhân
công ra sức chạm trổ cực kỳ hoa lệ, sau đó chính Văn Chủng đích thân
dẫn đoàn người vận tải hai cây gỗ quý ấy đến triều Ngô dâng lên. Phù
Sai đang lo lắng không có vật liệu xây dựng một cái đài cao như ý
định, nay được tiến cống thì vô cùng mừng rỡ, mở tiệc lớn khoản đãi
Văn Chủng, đồng thời hết lời khen ngợi Câu Tiễn là tôi thần trung
hiếu.
Dù đã có gỗ lớn, vậy mà cũng phải mất đến 5 năm mới xây dựng
xong Cô Tô đài cao hơn 300 trượng, hao tổn ngân khố kể đến hàng
triệu, phu dịch lao khổ chết nhiều như rạ khiến nhân dân nước Ngô vô
cùng oán thán. Không hề nhìn ra sự oán thán của người dân, Phù Sai
còn bắt lao dịch phải làm một con đường cong 9 khúc đi từ chân núi
lên tới Cô Tô đài làm cho người dân càng căm phẫn.
Đồng thời lúc ấy Ván Chủng cũng sai Phạm Lãi phụ trách cả việc
tìm kiếm mỹ nhân, vì vậy ngay khi Cô Tô đài chưa xong đã có dâng
lên cho Câu Tiễn danh sách hơn 2000 mỹ nhân, trong đó đặc biệt nhất
là Tây Thi và Trịnh Đán. Đây là một “kỳ công” nhờ vào sự gắng sức
của Phạm Lãi và cũng là một cuộc tình hết sức diễm lệ theo như tương
truyền.
Trong suốt thời gian tìm kiếm mỹ nhân, Phạm Lãi và đoàn tùy
tùng gặp hàng ngàn cô gái sắc nước hương trời nhưng cuối, cùng vẫn
chưa có ai toàn vẹn, đạt được yêu cầu là phải làm cho Phù Sai mê đắm
đến điên cuồng, đồng thời có đủ tài trí khôn ngoan làm nghiêng đổ
triều đình nước Ngô. Khi đã gần hết thời gian hạn định, Phạm Lãi vô
cùng lo buồn, quyết định đi đến ngọn núi Trữ La ở tận cùng biên
cương phía bắc. Nơi đây phong cảnh hết sức hữu tình, non xanh nước
biếc, không khí trong lành u tịnh nên Phạm Lãi hy vọng sẽ là nơi sản
sinh ra người đẹp nhất thế gian. Quả nhiên không ngoài mong ước của