Trong một tình huống khác nhu cầu có thể không rõ ràng, mặc
dù rõ ràng là nó có tồn tại. Một người có thể phải chịu đựng những
cơn đau đầu triền miên hoặc những đau đớn dưới một dạng nào đó,
nhưng không biết tại sao. Người này có thể là khách hàng lý tưởng
cho một vị bác sĩ, người có thể có chẩn đoán chính xác và giới thiệu
phương pháp điều trị đúng đắn.
Cuối cùng, nhu cầu có thể không tồn tại. Thường thì trong quá
trình bán hàng, bạn sẽ gặp những vị khách hàng có vẻ tiềm năng, và
sau khi hỏi họ một vài câu hỏi bạn nhận ra rằng họ không thực sự
cần những gì bạn đang bán. Đôi khi, thậm chí là những khách hàng
thực sự quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của bạn, và bạn, với tư cách
là một chuyên gia bán hàng chân thật, có thể nói rằng những gì mà
họ hiện đang sử dụng thực sự phù hợp với nhu cầu của họ tại thời
điểm hiện tại.
3. Khách hàng đầy tiềm năng có một mục tiêu mà sản
phẩm/dịch vụ của bạn có thể giúp họ đạt được. Động lực mua hàng
đầu tiên cho tất cả các sản phẩm/dịch vụ là sự cải thiện. Khi khách
hàng tiềm năng có mong muốn được cải thiện cuộc sống và công
việc của anh ta theo một cách nào đó, và sản phẩm/dịch vụ của bạn có
thể giúp anh ta đạt được mục tiêu đó với giá cả hợp lý, vị khách hàng
này có thể là một khách hàng thực sự tiềm năng cho bạn và công ty
của bạn.
4. Khách hàng đầy tiềm năng gặp vấn đề hay mối lo lắng
mà sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể hóa giải được. Nếu bạn đang
cung cấp một dịch vụ cá nhân hoặc dịch vụ tuyển dụng nhân sự, tổn
thương có thể là sự vắng mặt của một người tài năng ở vị trí chủ
chốt để giúp cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Nếu khách
hàng tiềm năng cảm thấy hoàn toàn hài lòng khi làm việc với nhà
cung cấp sản phẩm/dịch vụ hiện tại, và bạn không thể giúp cho họ
nhận ra rằng vấn đề nào đó trong cuộc sống của họ có thể trở nên