chẳng hạn như: “Tại sao anh lại nói thế? Ý của anh thực sự là gì? Từ
đâu mà anh có ý tưởng (hay quan điểm) đó?”
Bằng cách đặt câu hỏi, bạn giữ được thái độ bình tĩnh, tích cực và
lịch sự đồng thời vẫn hoàn toàn kiểm soát được cuộc trò chuyện.
Bằng cách đặt câu hỏi, bạn xoa dịu mọi cảm xúc tiêu cực có thể xuất
hiện mà vốn nó xuất phát từ sự tiêu cực của người đối diện.
• Một khách hàng ít tiềm năng cảm thấy hoàn toàn hài lòng
với nhà cung cấp hiện tại của mình. Nếu khách hàng đã cảm thấy
hoàn toàn hài lòng với công ty gần đây cung cấp sản phẩm/dịch vụ
mà bạn đang chào bán cho họ thì bạn nên chấp nhận điều đó và rời
đi.
Đây là một kiểu quan hệ bán hàng mà bạn muốn phát triển và
duy trì. Trong tình huống này, hãy tìm cơ hội để học hỏi một vài
điều có thể có ích cho bạn trong tương lai. Bạn có thể hỏi: “Anh thích
nhất điều gì ở nhà cung cấp hiện tại của anh?” Đôi khi, một khách
hàng vui vẻ sẽ cho bạn những hiểu biết sâu sắc về những gì bạn
cần phải làm nhiều hơn, hay giảm bớt, để xây dựng và duy trì
những mối quan hệ khách hàng có chất lượng cao.
• Khách hàng ít tiềm năng có thể là một người mua sản
phẩm/dịch vụ của bạn với số lượng nhỏ. Tất nhiên, chẳng có vấn
đề gì với những khách hàng nhỏ cả. Nhưng việc đầu tư một lượng
thời gian khổng lồ chỉ để giành được những khách hàng nhỏ hẳn
không phải là một ý tưởng tốt, thậm chí là khi những khách hàng ít
tiềm năng này nhận thức được rằng sản phẩm/dịch vụ của bạn thực
sự lý tưởng với họ, thì những khách hàng lớn hơn, có tiềm năng hơn
cũng vẫn đang chờ bạn đến gặp.
• Khách hàng ít tiềm năng không phải là một ứng cử viên tốt
cho vai trò marketing truyền miệng. Rất nhiều khách hàng tiềm