15 KỸ NĂNG SINH TỒN TRONG CÔNG SỞ - Trang 36

này giúp bạn lấy lại thế chủ động. Điều này giống như trò quần vợt trong
giao tiếp.

Nếu bạn muốn cảm thấy thoải mái trong lần phỏng vấn tiếp theo thì hãy
đảm bảo chuẩn bị mọi thứ thật tốt. Bạn có biết chắc chắn người ta muốn
hỏi mình về điều gì không? Đừng quên viết ra từng câu hỏi xuất hiện trong
đầu và chuẩn bị câu trả lời thích hợp. Tuy nhiên, hãy chuẩn bị câu trả lời
tương ứng với một khoảng thời gian thích hợp. Nếu câu trả lời của bạn quá
ngắn thì có vẻ như bạn đang cố gắng che giấu điều gì đó. Nếu câu trả lời
của bạn quá dài thì có vẻ như bạn đang hồi hộp. Hãy đặt thời gian để mỗi
câu trả lời của bạn không nhiều hơn một hoặc hai phút.

Nếu bạn hết sức căng thẳng trong khoảng lặng đó thì dù bạn đang làm bất
cứ điều gì cũng hãy nhớ hít thở và mỉm cười. Đừng cố nín thở trong
khoảng lặng vì các cơ của bạn sẽ bắt đầu căng lên.

Những khoảng lặng cần thiết trong thuyết trình

Bạn có thể dễ dàng nhận ra một diễn giả nghiệp dư. Chất adrenaline làm họ
vội vã trình bày ngay, đến mức chỉ kịp lấy hơi để nói. Khán giả cố gắng bắt
nhịp nhưng cuối cùng cũng hoàn toàn chịu thua vị diễn giả ấy. Như thiên tài
Mozart từng nói: “Khoảng lặng giữa những nốt nhạc cũng quan trọng như
chính những nốt nhạc ấy.” Nếu không có khoảng lặng trong âm nhạc thì
cũng không có giai điệu. Diễn giả thành thục là người biết cách tận dụng
khoảng lặng để sáng tạo ra một bản côngxéctô.

Vài giây im lặng trong một bài thuyết trình có thể đem lại hiệu quả vì một
số lí do sau:

Khi bạn muốn nhấn mạnh điều gì, hãy dừng lại để nhấn mạnh điều bạn
muốn nói. Ví dụ như bạn có thể đưa ra một thông tin đáng chú ý như “85%
nhà cửa ở khu vực này quá đắt so với khả năng chi trả của 75% dân số.”
Một khoảng lặng sau bài thuyết trình làm cho khán giả tập trung suy nghĩ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.