vô hình và hữu hình để giải quyết vấn đề đấy. Sự gấp gáp có thể sẽ làm bạn
nói cạnh khóe ai đó trong khi nếu dành thời gian để thở và quan sát người
khác thì bạn cũng có cơ hội trò chuyện và bàn bạc với mọi người. Nói
chậm lại và tạo khoảng lặng thì bạn sẽ có thời gian hiểu người khác và
quyết định lựa chọn từ ngữ và hành động cẩn thận nhất để đạt được mục
tiêu của mình.
Im lặng có ảnh hưởng xấu tới bán hàng không?
Bạn có thể nghĩ khoảng lặng trong một cuộc gọi để bán hàng là sự khởi đầu
của thất bại nhưng những người bán hàng hàng đầu lại luôn coi trọng
phương châm ít hơn chính là nhiều hơn. Họ biết cách tận dụng khoảng lặng
để đạt được điều kì diệu. Nếu bạn lúc nào cũng chỉ chăm chăm chú ý đến
lời chào hàng thì bạn có thể bỏ qua những dấu hiệu cho thấy khách hàng
tiềm năng đã có nhiều biểu hiện chấp nhận vụ mua bán. Nếu bạn bỏ lỡ cơ
hội này thì thương vụ có thể nhanh chóng tan thành mây khói.
Khi bạn đặt câu hỏi khép lại đối thoại cho khách hàng tiềm năng của mình
thì đồng nghĩa với việc bạn phải dừng cuộc trò chuyện ngay! Điều này đặc
biệt chính xác vào thời điểm sau khi bạn nêu giá cả hoặc đề xuất một thỏa
thuận. Khách hàng tiềm năng của bạn có thể muốn kết thúc câu chuyện
hoặc sẽ từ chối thẳng thừng. Nhưng có thể đây cũng là lúc bạn cần lắng
nghe. Có thể phải cần một khoảng lặng dài hơn để khách hàng tập trung
suy nghĩ nhưng không được phép chen những vụ bán hàng khác vào, điều
này chỉ càng làm cho khách hàng muốn từ chối bạn mà thôi. Nếu bạn đã
thành thục và quen với 40 giây im lặng thì chẳng khó khăn gì khi chờ đợi
một quyết định đâu.
Chắc chắn bạn không muốn phải miễn cưỡng đưa ra một chiết khấu không
cần thiết. Đây là chiến thuật im lặng được một số khách hàng áp dụng để
bạn đề nghị bán sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn với giá rẻ hơn đấy. Đôi khi
hãy thử thực hiện cách này. Ví dụ như có người đề nghị đưa cho bạn một