thủ của họ và quay trở lại vấn đề chính được. Tuy nhiên, bạn cũng chú ý
đừng làm người khác xấu hổ hoặc bóc mẽ người ta.
Vào thời điểm và khi cần thiết tổ chức một cuộc họp giữa hai bên, hãy nói
rõ vị trí của từng người một cách khách quan, không nên buộc tội bên nào
cả. Ví dụ, bạn có thể nói: “Joe, tôi hiểu anh cảm thấy mình chưa được hỗ
trợ đầy đủ để hoàn thành nhiệm vụ. Có phải vậy không?” Với bên kia, bạn
có thể nói: “Allison, tôi hiểu chị cảm thấy mình đã “lấn sân” của Joe khi đề
nghị giúp đỡ trong khi Joe không có ý kiến gì. Ý tôi vậy có sai không?”
Thường thì nếu bạn nói rõ vị thế của từng người một cách bình tĩnh và đơn
giản, không đổ lỗi cho ai thì bạn có thể tìm được giải pháp cho vấn đề. Bạn
đang đóng vai trò một người truyền tin trong trường hợp có rắc rối trong
giao tiếp. Lúc này cần một bên thứ ba khách quan đứng ra để giải quyết
hiểu lầm.
Hãy yêu cầu từng người suy nghĩ xem có thể cải thiện tình hình theo chiều
hướng nào thậm chí xem người này có nghĩ đó là lỗi của người kia hay
không. Cố gắng xác định xem có thể tìm được những mục tiêu chung nào
giữa hai bên không và hướng sự tập trung giải quyết vấn đề trước mắt chứ
không phải “chỉnh” người này hoặc người kia. Hãy tập trung vào vấn đề
chứ không phải hướng vào người gây ra rắc rối. Cố gắng để hai bên làm
việc cùng nhau.
Khi hai nhân viên chỉ đơn giản là không ưa nhau mà phải làm việc cùng
nhau, bạn hãy dành thời gian cùng họ thảo luận phương pháp giúp mỗi
người tập trung vào mục tiêu chung của mình hơn là chú ý đến sự khác biệt
trong tính cách. Hãy yêu cầu họ nghĩ ra các cách giúp bỏ qua mọi rắc rối,
làm việc cùng nhau. Có lẽ họ có thể “đồng ý không tranh chấp” và tránh
gây rắc rối cho nhau.
Đàm phán đòi hỏi kĩ năng đối thoại thành thạo nhất