Trước khi bạn ngồi xuống bàn đàm phán với ai đó – là một đối tác kinh
doanh hay một thành viên trong gia đình – bạn cần tự hỏi một câu rất quan
trọng: “Mình cần đạt được điều gì?” Nếu bạn không bao giờ muốn làm việc
cùng với những người này nữa thì bạn có thể từ chối, ghi vào chương trình
họp càng rõ càng tốt để đạt được mục tiêu của mình. Tuy nhiên, khi bạn
vẫn phải tiếp tục làm việc cùng những người có liên quan thì đàm phán trở
thành nghệ thuật đòi hỏi sự khéo léo.
Tất nhiên, sự khéo léo không có nghĩa là bạn phải cố gắng lừa phỉnh người
khác. Ngoại giao chân thành và công bằng là yếu tố cần thiết để giải quyết
vấn đề - ngay cả trong hoặc sau khi giải quyết vấn đề đó. Hay nói cách
khác đó chính là đối thoại. Cả hai bên đều cần thắng thế ở một vài điểm và
nhượng bộ ở một vài điểm để duy trì mối quan hệ. Thỏa hiệp cần thiết đặc
biệt đối với cả hai bên nếu không kết quả cuối cùng sẽ là sự đổ vỡ lòng tin
và mối quan hệ bất hòa.
Cố gắng đạt đến sự đồng thuận thực sự chỉ củng cố chứ không thể làm mối
quan hệ xấu đi. Bây giờ chính là lúc thực sự cần đến đối thoại, nhưng
không khó như bạn tưởng đâu. Bạn chỉ cần tìm hiểu căn bản sự việc trước
khi bắt đầu buổi trò chuyện. Nếu bạn dành thời gian suy nghĩ về tất cả các
khía cạnh khác nhau của tình huống thì bạn sẽ có được lợi thế và có khả
năng đoán trước được rắc rối trước khi nó phát sinh.
Nếu có sự bất đồng nào đó thì bạn nên chuẩn bị thật kĩ càng trước cuộc
họp. Điều này giúp bạn hiểu rõ vai trò của mình cũng như hiểu rõ vai trò
của đối phương. Sử dụng bảng sau để tự đặt những câu hỏi chính xác.
Bảng ghi chép dành cho đàm phán
1. Rắc rối là gì? Tầm quan trọng của việc bạn và đối phương đi đến thỏa
thuận?