15 KỸ NĂNG SINH TỒN TRONG CÔNG SỞ - Trang 53

13. Nếu không đi đến thống nhất thì có cách thay thế hoặc lựa chọn nào để
giải quyết vấn đề này không?

____________________________________________________________
________________________

14. Còn người nào khác trong công ty của bạn muốn giải quyết vấn đề hay
không? Nếu có thì mong muốn của họ là gì? Họ sẽ chịu ảnh hưởng gì nếu
không đi đến thống nhất?

____________________________________________________________
________________________

Tránh đề cập đến việc riêng của mình khi đang đàm phán và cố gắng để
người khác cũng làm vậy. Khi xảy ra hiểu lầm rằng thỏa thuận không đạt
được là do ảnh hưởng của việc riêng, đối thoại thực sự là vấn đề lớn. Tránh
đổ lỗi cho người khác ngay cả khi trong cuộc họp có người làm như vậy.
Bạn cần vận dụng kĩ năng đàm phán cấp cao hơn nếu đối tác của bạn đều
có chút ít kĩ năng trong lĩnh vực này.

Khi bên kia vận dụng cách lôi kéo hoặc cố gắng buộc bạn vào tình huống
ăn thua, có thể nói đơn giản là: “Thật phản tác dụng khi né tránh bất cứ
thỏa hiệp nào.” Sau đó, bạn hãy tìm kiếm điểm chung của cả hai bên. Cố
gắng tìm điểm chung về sở thích để tạo dựng sự thân thiết chứ không phải
mâu thuẫn. Tất cả các mâu thuẫn đều phải “tháo gỡ” vấn đề chứ không phải
“tháo gỡ” những người liên quan. Bạn càng chú tâm vào vấn đề trước mắt
thì chắc chắn những người liên quan càng có khả năng làm việc cùng nhau
để tìm ra giải pháp gỡ rối tình hình.

Tất nhiên khi thỏa hiệp thất bại, sẽ có bên thắng và bên thua thì có thể đưa
ra sự đền bù nào đó để giữ hòa khí hai bên. Bằng cách này, bạn có thể biến
kết quả thắng-thua thành cả hai bên đều thắng.

Biểu đồ mâu thuẫn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.