có thể hỏi điều gì đó có tính giả thuyết, không nhất thiết yêu cầu phản ứng
bằng lời. Chỉ đơn giản là đưa ra câu hỏi để nếu có vị khán giả nào đang mất
tập trung sẽ quay trở lại vào chủ đề của bạn cũng như mọi người nghĩ đến
câu trả lời và sẽ bị cuốn hút vào bài thuyết trình.
Hãy chuẩn bị một cái kết hay nhưng mở ra những thông tin thú vị nhưng
đừng để thông tin hay nhất, bổ ích nhất vào lúc kết thúc bài thuyết trình.
Mặt khác, bạn có thể kết thúc bằng cách bỏ qua thông tin hay ở cuối đó.
Nếu bạn phải phát biểu rằng bạn không thể cho khán giả xem những hình
chiếu bạn đã hứa trước đó vì thời gian đã hết thì khán giả sẽ mất lòng tin
với bạn. Cách tốt nhất để tránh được điều này là cầm theo một chiếc đồng
hồ, đặt vào chỗ bạn có thể quan sát (nhưng đừng để khán giả thấy, nếu có
thể) để có thể đặt thời gian cho từng đoạn phát biểu một cách thích hợp.
Điều này sẽ giúp tránh một kết thúc vội vàng và để bạn có thể theo dõi suốt
bài phát biểu được. Tuy nhiên, đừng đeo đồng hồ vào cổ tay vì khán giả sẽ
thấy bạn nhìn đồng hồ, khiến họ mất tập trung.
Kiểm soát thời gian trước khi đề nghị với sếp
Bạn sẽ phí công sức nếu không kiểm soát thời gian khi đề nghị tăng lương
hay thể hiện một ý tưởng với sếp của mình. Trước khi quyết định đưa ra
một yêu cầu với người giám sát hay vị quản lý, bạn hãy xem xét lịch làm
việc và điều kiện hiện tại của người đó. Các sáng thứ Hai và chiều thứ Sáu
thường rất khó sắp xếp thời gian để thảo luận. Nếu sếp của bạn có nhiều
lịch họp, một dự án lớn hoặc trông có vẻ cáu kỉnh thì hãy chờ cơ hội khác.
Tất nhiên, nếu bạn không có cách nào biết được lịch làm việc của sếp mình
thì hãy nói một cách đơn giản là: “Tôi muốn trình bày với ông về ý tưởng
của mình. Bây giờ có phải là thời điểm thích hợp không hay ông muốn để
sang hôm khác?”
Khi đề nghị được tăng lương, hãy cân nhắc hiệu suất làm việc của cả công
ty. Nếu bạn vừa hoàn thành một dự án thành công hoặc vừa mới nhận trách
nhiệm mới thì đừng mất công phải cân nhắc thêm trong sáu tháng nữa. Hãy