ra những điều mình thực sự muốn nói, điều này sẽ làm cho họ có vẻ không
chắc chắn hoặc nhu mì. Đi thẳng vào vấn đề không có nghĩa là bạn phải từ
bỏ phép lịch sự. Tuy nhiên, nếu lời nói của bạn quá mơ hồ thì chỉ vừa đủ
dùng để giao tiếp mà thôi.
Những câu nói và câu hỏi mơ hồ. Khi bạn không làm cho ai đó hiểu chính
xác những điều bạn muốn hoặc cần nói thì chính bản thân bạn đang làm
mình thất vọng. Đừng hỏi đồng nghiệp: “Khi nào tôi có bản báo cáo đó?”,
mà hãy hỏi “Thứ Sáu này anh có thể làm xong báo cáo được không?” Đừng
nói “Chúng ta cần tổ chức buổi họp để bàn về vấn đề liên kết kinh doanh
càng sớm càng tốt”, mà hãy nói “Anh có thể tham gia buổi họp thảo luận về
việc liên kết kinh doanh vào thứ Ba được không?”
Những câu hỏi “Nếu”. Chúng ta sử dụng từ “nếu” khi cảm thấy không chắc
chắn. Vấn đề ở đây là điều này chứng tỏ bạn không tin tưởng lắm và trông
bạn có vẻ không chắc chắn. Đừng nói “Nếu anh có thể dành một chút thời
gian cho tôi…”, mà hãy nói “Anh có thể dành chút thời gian cho tôi được
không?” Đừng nói “Nếu anh có thể cung cấp thông tin cho tôi…” Nghe có
vẻ như bạn không chắc chắn về bản thân mình. Bạn hãy nói: “Tôi sẽ kiểm
tra thông tin này và thông báo với anh những điều tôi phát hiện ra.”
Những câu trình bày chất lượng. Việc đánh giá thấp kiến thức của mình có
thể khiến bạn có vẻ quá cẩn thận. Đừng nói “Tôi sẽ trình bày những con số
đáng ngạc nhiên trong quý này.” Hãy nói “Số liệu trong quý này sẽ rất đáng
ngạc nhiên đấy.” Đừng nói “Tôi tin có thể hơi hấp tấp khi nhắm vào công
ty XYZ.” Hãy nói “Theo ý tôi, việc nhằm vào công ty XYZ là hấp tấp.”
Hãy để bản thân mình củng cố niềm tin và quan điểm của mình bằng lời
xin lỗi.
Những câu hỏi ngớ ngẩn. Hãy dừng lại để nghĩ về một số câu hỏi chúng ta
thường đưa ra mà chẳng có ý nghĩa gì cả. Đừng hỏi “Tôi có thể hỏi anh một
câu được không?” Bạn vừa hỏi một câu hỏi trước khi người ta cho phép
bạn đặt câu hỏi của bạn. Bạn hãy nói “Tôi xin lỗi vì cắt ngang nhưng ngày