thời điểm đó có thích hợp không.” Khi bạn nói với ai đó rằng họ “phải” làm
gì thì có vẻ như bạn đang muốn là người kiểm soát họ. Đừng nói “Anh phải
đến sau vì bây giờ tôi không có thời gian rảnh đâu” mà hãy nói “Ngày mai
tôi có thời gian bàn với anh về vấn đề đó. Lúc nào anh đến được nhỉ?”
Câu trình bày bắt đầu bằng “Tôi”. Trong khi bạn muốn cuộc đối thoại nào
cũng “có đi có lại” và đặt câu hỏi cho người khác, dùng ngôn ngữ quyết
đoán bắt đầu bằng “Tôi”. Nếu dùng cách này thì bạn phải chịu trách nhiệm
với những gì mình nghĩ, cảm nhận và thực hiện. Bạn không được đổ lỗi cho
người khác hay giả vờ biết ít hơn người khác. Những câu bắt đầu bằng
“Tôi” làm cho lỗi lầm không hướng vào ai trong khi bản thân mình vẫn
quyết đoán. Ví dụ, nếu bạn nói “Khi anh không chuyển biên bản cuộc họp
đúng hạn thì anh sẽ gây nên khá nhiều rắc rối đấy”, chắc chắn có nhiều
người đối đầu với bạn một cách tiêu cực đấy. Hãy nói “Tôi không thể hoàn
thành bản tin này nếu biên bản chuyển đến trễ. Tôi cần biên bản vào trước
ba giờ chiều thứ Sáu hàng tuần.” Điều này nghe rất quả quyết và nó thể
hiện thái độ của người khác ảnh hưởng đến bạn ra sao.
Hãy dành thời gian suy nghĩ về những lời mình nói ra thật sự có ý nghĩa
giao tiếp hay không. Những câu nói thông thường trong tiếng Anh không
giúp bạn ứng dụng trong đối thoại được. Có những ý nghĩa tiềm ẩn chúng
ta cố tình quên đi nhưng chúng vẫn có ảnh hưởng không nhỏ đến người
khác trong giao tiếp. Khi bạn thể hiện sức mạnh trong lời nói của mình thì
việc đối thoại của bạn sẽ thành công hơn.
Kĩ năng để quyết đoán trong đối thoại
Có rất nhiều cách để phá hỏng một buổi giao tiếp thậm chí khi bên khác
đang cố không để bạn đạt được mục tiêu của mình. Những kĩ năng này giúp
bạn trở nên quyết đoán mà không thô bạo hay đề phòng và tránh gây ra
tranh cãi.