mai tôi muốn tổ chức cuộc họp để thảo luận về bản báo cáo hàng năm. Khi
nào anh có thời gian?” Đừng hỏi “Anh có thể đánh vần tên anh được
không?” Tất nhiên là người này có thể đánh vần tên của anh ta được rồi!
Hãy nói “Hãy vui lòng đánh vần tên anh.” Đừng hỏi “Tôi có thể hỏi anh đã
đọc bản báo cáo mới hay chưa được không?”, mà hãy hỏi: “Anh đã đọc bản
báo cáo mới chưa?”
Những câu trình bày rõ ràng. Đôi khi, bạn có thể dứt khoát nhưng đừng làm
chính bản thân mình thất vọng. Đừng nói “Thật lòng thì tôi muốn làm kinh
doanh ở Pháp nhất.” Câu này có nghĩa là bạn thường không thật lòng à?
Chỉ nói đơn giản là “Tôi muốn làm kinh doanh ở Pháp nhất đấy.”
Những câu đánh giá. Bạn hãy luôn đưa ra những câu trình bày dựa trên
thực tế. Đừng nói “Phần ghi chép của anh tồi thật đấy”, nghe có vẻ rất xúc
phạm và đổ lỗi. Hãy nói “Phần ghi chép chưa rõ ràng đâu. Anh hãy chuẩn
bị bản dự thảo khác và kiểm tra xem có những phần nào mọi người chưa
quen nhé.”
Những câu cầu khiến. Bạn hãy cẩn thận với những câu nói không rõ ràng,
có thể hại đến chính mình đấy. Nếu bạn nói “Tôi chỉ quan tâm đến báo cáo
dịch vụ chăm sóc khách hàng thôi” thì bạn đang làm hạ thấp đóng góp của
chính bản thân mình đối với công ty đấy. Hãy nói “Đó không thuộc lĩnh
vực của tôi nhưng tôi có thể giúp anh liên lạc với Barbara, chị ấy chuyên
phụ trách các báo cáo về nhân sự.” Để né tránh công việc, có thể bạn sẽ nói
với sếp: “Tôi chỉ là một giám sát viên của một phòng nhỏ trong công ty, tôi
không biết gì về điều này cả.” Hãy nói “Đó là một bộ phận khác và lễ tân
sẽ hướng dẫn anh tìm đúng người.”
Họ buộc tôi làm điều đó. Thật chẳng thuận tai chút nào khi nói một câu
“phải làm” gì đó nhưng câu đó thể hiện sự bắt buộc, có thể là bạn hoặc
người khác. Khi bạn nói “Tôi sẽ kiểm tra lại việc này cùng người giám sát
của tôi” thì bạn đang ám chỉ rằng bạn bị người giám sát kiểm soát mình.
Thế nên, hãy nói “Tôi sẽ cùng người giám sát của mình kiểm tra lại xem