tốt, thể hiện thái độ tích cực, cởi mở, thân thiện. Nhưng nếu bạn không
dừng lại để suy nghĩ về thông tin mình tiết lộ thì có thể bạn sẽ thấy vị thế
của mình rất lung lay, thậm chí vô cùng nguy hiểm.
Phỏng vấn tuyển dụng. Trong một cuộc phỏng vấn tuyển dụng, bạn muốn
nhận được công việc nên rất hào hứng kể càng nhiều về công việc và khả
năng hoàn thành của mình càng tốt. Nhưng nếu bạn nói quá nhiều, rất có
thể bạn sẽ tiết lộ những thông tin ảnh hưởng không tốt đến sếp hiện nay
hoặc sếp trước kia của bạn. Nếu phỏng vấn viên nhận ra bạn vừa tiết lộ
thông tin quan trọng nào đó thì khả năng bạn được nhận vào làm không
cao. Thực tế thì có thể đấy là một dấu hiệu xấu chứng tỏ bạn không được
tin tưởng.
Cách tốt nhất để xử lý thông tin nhạy cảm trong một buổi phỏng vấn tuyển
dụng là nói nhiều mà không tiết lộ bất cứ thông tin gì liên quan đến sếp,
khách hàng, nhà cung cấp hàng hay công ty khác. Ví dụ, bạn có thể nói:
“Trong tập đoàn XYZ, tôi là thành viên của một nhóm phát triển ý tưởng
phần mềm mới trong thị trường. Đó là công việc đòi hỏi giữ bí mật và tôi
không thể tiết lộ chi tiết được. Nhưng đó là một dự án rất hấp dẫn và các
anh sẽ biết đến dự án đó trong buổi họp báo sắp tới đây.” Điều quan trọng
cần nhớ là hãy suy nghĩ cẩn thận về tất cả các thông tin bạn có thể sơ ý tiết
lộ trong buổi phỏng vấn tuyển dụng.
Sơ yếu lí lịch. Trước khi tham gia một buổi phỏng vấn, trong bản sơ yếu lí
lịch của bạn đã mô tả chức vụ của bạn trong công ty hiện nay và công ty cũ.
Nếu tiết lộ những thông tin chung là điều hoàn toàn vô hại thì những thành
tựu cụ thể, chẳng hạn việc phát hiện ra cách điều trị có thể chữa được bệnh
ung thư là một bí mật rất quan trọng đối với sếp của bạn. Khi làm sơ yếu lí
lịch, hãy chú ý đừng tiết lộ bất cứ thông tin gì cần giữ bí mật. Nếu bạn
không chắc chắn về độ bảo mật của một thông tin, hãy cẩn trọng và để lại
hoặc nhắc đến phần này bằng những thuật ngữ chung chung.