Bạn có thể cũng phát hiện ra có ai đó đã tiết lộ thông tin bí mật về một
công ty đối thủ cho mình. Thậm chí dù thông tin này có ích với bạn thì việc
bạn sử dụng thông tin này cũng không hay ho gì. Nếu ai đó tiết lộ thông tin
bí mật cho bạn thì bạn cũng hiểu đây không phải là người đáng tin cậy. Ví
dụ như bạn làm việc với một nhà cung cấp bình thường, người này thường
cung cấp miễn phí thông tin về một công ty đối thủ, có thể bạn sẽ muốn đổi
nhà cung cấp khác. Quan trọng nhất là những gì họ nói với công ty đối thủ
của bạn chính là thông tin về công ty bạn đấy.
Đàm phán. Thông tin là một sự trao đổi. Khi bạn đàm phán, bạn nên ý thức
rằng bạn đang đàm phán về giá cả, điều khoản nào đó, bạn nên tiết lộ bao
nhiêu thông tin và bên kia sẽ tiết lộ bao nhiêu thông tin. Để đối phương
cũng thấy hứng thú, bạn phải tiết lộ thông tin gì đó. Nhưng nếu bạn tiết lộ
quá nhiều, có thể sẽ có hậu quả khôn lường. Ví dụ như nếu bạn tiết lộ quá
nhiều về phần mềm của công ty mình, nếu cuộc giao dịch bất thành, bạn sẽ
mất rất nhiều.
Bán hàng. Bạn không chỉ không tiết lộ thông tin bí mật của công ty mình
mà còn phải bảo mật thông tin của khách hàng nữa. Ví dụ như bạn giữ yêu
cầu của một khách hàng và giữ số thẻ tín dụng của công ty khách hàng đó
trong máy tính xách tay của mình. Nếu máy tính của bạn bị mất hay bị ăn
trộm thì bạn có thể bị kết tội làm ảnh hưởng đến quyền bí mật cá nhân của
khách hàng đó.
Thông tin của khách hàng phải được bảo mật. Các công ty dịch vụ như
công ty luật lớn phải xử lý nhiều thông tin của một khách hàng hoặc nhiều
thông tin của khách hàng của công ty đối thủ đôi khi phải tạo nên các bức
tường lửa nội bộ. Tường lửa này để ngăn những nhà cung cấp dịch vụ (như
các luật sư) đang làm việc về một vụ nào đó không thể tiếp cận được thông
tin của vụ khác. Nếu không có tường lửa, sẽ có mâu thuẫn và mâu thuẫn
này có thể làm mất khách của công ty.