người khác đọc được qua e-mail và cũng nên tránh gửi và nhận e-mail cá
nhân bằng địa chỉ e-mail của công ty.
Đối thoại và giữ bí mật
Đã có nhiều lần bạn có cảm giác mình đang mạo hiểm như đi trên một sợi
dây khi một mặt phải thân thiện, mặt kia lại phải cẩn trọng, nhưng đó cũng
là một yếu tố của đối thoại mà bạn phải nắm bắt để bảo vệ công việc cũng
như danh tiếng của mình. Nếu bạn không cẩn thận, những lời bạn nói có
thể tiết lộ thông tin có giá trị, đặt chính bạn và công ty bạn vào tình thế
nguy hiểm. Nhưng thế nào là “cẩn thận”? Bạn chắc chắn không có kĩ năng
đối thoại nếu thỉnh thoảng bạn không chia sẻ thông tin có giá trị. Có nghĩa
là đôi khi cũng tiết lộ thông tin nhạy cảm liên quan đến sếp, khách hàng,
nhà cung cấp hoặc bạn hàng của bạn. Vậy bạn vượt qua trở ngại này bằng
cách nào để có thể cải thiện khả năng đối thoại mà không phải làm điều gì
khó khăn hay phạm pháp?
Đầu tiên, bạn phải hiểu thông tin nào là bí mật và cần giữ bí mật đối với ai.
Nếu bạn biết được thông tin đó ở công ty, bạn có thể thấy thông tin đó bắt
nguồn từ một giám đốc bộ phận hoặc một bản báo cáo các chính sách trong
công ty. Nếu bạn tìm hiểu được điều gì đó từ một khách hàng, nhà cung cấp
hoặc đối tác, hãy hỏi người có trách nhiệm trong công ty xem thông tin đó
có bí mật hay không. Hãy tìm hiểu xem công ty bạn có kí bản giao ước bí
mật nào không. Sau khi kiểm tra, có thể bạn sẽ phát hiện ra thông tin đó đã
có nhiều người biết và bạn có thể tự do chia sẻ với mọi người. Trong
trường hợp này, thông tin bạn đưa ra trong cuộc trò chuyện có thể có hoặc
không có giá trị nhưng bạn chắc chắn giữ được vị trí của mình.
Khi bạn muốn tiết lộ thông tin nào đó, hãy cân nhắc xem ai là người có lợi
nếu bí mật này được tiết lộ. Nếu bạn biết thông tin đó là bí mật thì bạn sẽ
chỉ chia sẻ với người nào cần thông tin để làm lợi cho người sở hữu thông
tin mà thôi. Ví dụ Giám đốc tiềm năng của bạn có thể hỏi về một dự án bạn
đang làm ở công ty hiện nay, nhưng đó không phải là thông tin người đó