cần biết để đánh giá các phẩm chất của bạn, đặc biệt là khi thông tin đó liên
quan đến Giám đốc và công ty hiện nay của bạn. Mặt khác, nếu bạn đang
đàm phán với một khách hàng sẽ chỉ mua sản phẩm đó nếu người đó biết
sản phẩm sẽ có những đặc tính mới lạ, trong trường hợp này thì tiết lộ
thông tin là cách làm có lợi nhất cho công ty của bạn.
Một khi bạn quyết định được thông tin mình muốn chia sẻ thực sự là thông
tin mật và người đang nói chuyện với mình thực sự cần thông tin đó thì hãy
tự đặt cho mình câu hỏi: Mình có thể bảo mật thông tin này bằng cách nào?
Giao ước giữ bí mật thông tin có thể có hạn chế nhưng đó vẫn là một công
cụ quan trọng nhất để bảo mật thông tin bạn chia sẻ trong buổi đối thoại.
Những giao ước này là lời hứa được các bên viết ra cam kết rằng họ sẽ
không tiết lộ thông tin bạn chia sẻ với họ nếu không có sự đồng ý của bạn.
Trong công ty của bạn, có thể chỉ cần cam kết bằng miệng là được. Ví dụ
như khi bạn nói chuyện với một đồng nghiệp cần thông tin về một dự án ở
phòng ban khác, mở đầu buổi trò chuyện bạn có thể lưu ý người đó cần giữ
thông tin bí mật. Có thể nói: “Tôi rất vui khi cùng anh bàn về những nghiên
cứu của công ty để anh có cơ sở phát triển một chiến lược marketing,
nhưng tôi hi vọng anh lưu ý đến tính bảo mật của thông tin. Chúng ta coi
thông tin này là một bí mật, điều này ảnh hưởng nhiều đến thành công của
công ty đấy.”
Khi quyết định cần phải tiết lộ thông tin bí mật cho ai đó, bạn nên đảm bảo
không ai có thể biết được bí mật này. Hãy luôn cẩn trọng trong lời nói.
Nhưng tốt nhất là nếu không ai yêu cầu hoặc bắt buộc phải nói thì hãy giữ
bí mật ấy cho riêng mình.
Nếu không thận trọng thì tất cả các kĩ năng đối thoại chẳng còn mấy ý
nghĩa khi bí mật bị lộ ra. Hãy thực hành để nắm rõ mình có thể “đối thoại”
những gì và cần làm gì để giữ bí mật.